Iraq sát cánh Nga và Iran tại thế trận Syria: Đe dọa sức mạnh Mỹ?

An Bình |

Iraq ngày 19/4 đã tiến hành các cuộc không kích hiếm hoi vào nước láng giềng Syria- động thái báo hiệu một liên minh có thể đe dọa lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Ngày 19/4, Văn phòng Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho biết trong một tuyên bố rằng, "lực lượng vũ trang anh hùng của chúng tôi ngày 19/4 đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các vị trí của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại vùng giáp biên giới Syria với Iraq", theo Newsweek.

Iraq ra tín hiệu tấn công tại Syria

Iraq hầu như đã đánh bại IS tại nước này với sự hỗ trợ từ một liên minh do Mỹ lãnh đạo và Iran. Động thái trên diễn ra sau khi ông Abadi tuần trước nói rằng ông có thể sẽ can thiệp vào chiến trường Syria để chống IS – nơi Mỹ và Iran đang có sự hiện diện căng thẳng trong vòng bảy năm nội chiến.

"Các cuộc không kích chống lại băng nhóm IS đã được tiến hành do nguy cơ các lực lượng này đe dọa tới lãnh thổ Iraq, và để chứng minh năng lực ngày càng gia tăng của lực lượng vũ trang chúng tôi trong việc truy tìm và xóa sổ khủng bố", văn phòng của ông Abadi cho biết trong một tuyên bố gửi đến Newsweek.

"Các lực lượng và chiến binh anh hùng của chúng tôi, trong việc săn tìm các băng đảng khủng bố, đã cứu sống nhiều người và cản trở kế hoạch của ISIS. Những cuộc tấn công này sẽ giúp đẩy nhanh việc loại bỏ băng nhóm trên trong khu vực sau khi chúng tôi xóa sổ chúng ở Iraq", tuyên bố trên cho biết thêm.

Thay vì phối hợp với Liên minh do Mỹ dẫn đầu chống lại IS hoặc các đồng minh của Mỹ là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Iraq Yahya Rasool đã chia sẻ với trang tin Al-Hadath rằng, 16 tiêm kích F-16 của Iraq đã nhắm tới các cơ sở chế tạo bom nằm gần thị trấn phía đông Al-Bukamal và đã phối hợp với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga và Iran.

Kịch điểm căng thẳng Mỹ - Syria

Trong khi ủng hộ chính phủ Iraq trong cuộc chiến chống IS, Hoa Kỳ phản đối sự lãnh đạo của chính quyền Syria – hiện đang thắng thế trước lực lượng nổi dậy – lâu nay đã được phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh Ả Rập hậu thuẫn – trong cuộc nội chiến 7 năm qua.

Mỹ đã cáo buộc ông Assad gây ra các tội ác chiến tranh tại Sỷia, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hóa học ở các vùng lãnh thổ do lực lượng nổi dậy và cực đoan kiểm soát. linh cữu. Mỹ đã phóng tên lửa hành trình nhằm vào một căn cứ không quân Syria vào tháng 4 năm ngoái và tiến hành một cuộc tấn công lớn hơn, phối hợp với Pháp và Anh nhắm vào các cơ sở tại Syria mà họ nghi là sản xuất vũ khí hóa học.

Iraq là một trong số ít quốc gia Ả Rập phản đối cuộc không kích ba bên trên. Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari đã cảnh báo người đồng nhiệm Mỹ John Sullivan hôm Chủ nhật vừa qua rằng những động thái leo thang này có thể làm gián đoạn "an ninh và ổn định của khu vực" và cho IS cơ hội lấy lại sức mạnh sau khi thất bại ở cả Iraq và Syria. Quan chức này kêu gọi Hoa Kỳ "ưu tiên tìm kiếm một giải pháp chính trị" cho cuộc xung đột khu vực.

Quyền lực tứ giác Iraq, Iran, Nga và Syria?

Iran cũng đã phản đối cuộc không kích do Mỹ lãnh đạo và gửi Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami tới Baghdad hôm thứ tư trong một chuyến thăm mà ông nói là hướng tới "tăng cường hợp tác quốc phòng và quân sự giữa Iran và Iraq." Ngày 19/4, chưa đầy một tuần sau cuộc tấn công ở Syria, Hatami được nhìn thấy xuất hiện không chỉ với người đồng cấp Iraq Arfan al-Hayali, mà còn đứng cùng đại diện của Nga và Syria.

"Trung tâm trao đổi thông tin bốn bên" đã được thành lập tại Baghdad vào năm 2015 với tư cách là phòng điều phối hoạt động chống IS giữa Iraq, Iran, Nga và Syria. Trong khi Nga không tiến hành các hoạt động quân sự ở Iraq, họ vẫn thúc đẩy quan hệ chính trị và quốc phòng. Iran đã gửi quân đội, bao gồm cả Lực lượng Vệ binh Cách mạng, tới cả Iraq và Syria, và giúp huy động một nhóm dân quân Hồi giáo, chủ yếu là người Hồi giáo Shiite, bao gồm Hezbollah, để chống lại IS ở các nước láng giềng Ả Rập. Các lực lượng này đã yêu cầu c quân đội Hoa Kỳ tại cả hai quốc gia này phải ra đi.

Washington đã có được một chính quyền đồng minh ở Baghdad sau khi tham chiến lật đổ chính phủ Tổng thống Iraq Saddam Hussein vào năm 2003. Động thái này sau đó đã khiến người Hồi giáo Sunni tại đây đứng lên chống lại quân đội Mỹ và chính quyền mới có đa số là người Hồi giáo Shiite.

Trong khi Assad và Hussein đã từng ở vị thế là kẻ thù, thì chính phủ Iraq mới sau năm 2003 có lập trường thân cận hơn với Syria và Iran -đã chiến đấu trong một cuộc chiến đẫm máu với Iraq dưới thời Hussein vào những năm 1980. Khi IS mở rộng ảnh hưởng tại cả Iraq và Syria vào năm 2013 và 2014, Iraq đã tìm kiếm sự hỗ trợ của cả Hoa Kỳ và Iran. Khi chính phủ Syria đang hồi phục lại sức mạnh sau cuộc nổi dậy và hoạt động của lực lượng cực đoan, ông Assad và các đồng minh cũng có lập trường thân cận hơn với Iraq.

Các lực lượng Iraq đã ném bom vào các vị trí của IS ở miền đông Syria và đã triển khai máy bay chiến đấu để giúp quân đội Syria và các đồng minh chiếm thị trấn Al-Bukamal từ tay IS vào tháng 11/2017.

Mỹ cũng đã cung cấp thông tin tình báo cho chiến dịch của các lực lượng thân chính phủ Syria, tuy nhiên, thông qua một con đường riêng rẽ với Moscow. Phát ngôn viên liên minh do Mỹ dẫn đầu Ryan Dillon nói với các phóng viên ngày 16/4 rằng, nếu các tay súng IS được phát hiện ở phía tây sông Euphrates, ranh giới được chỉ định giữa lực lượng thân chính phủ Syria và liên minh do Mỹ hậu thuẫn chống lại IS, thì "chúng tôi sẽ nói với người Nga và chắc chắn hy vọng rằng họ sẽ hành động theo thông tin mà chúng tôi cung cấp. "

Ông Dillon cũng cho biết không có "lợi ích đáng kể về lãnh thổ" cho SDF vì một số tay súng người Kurd thuộc SDF đã rời khỏi liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu và ký thỏa thuận với Assad để chống lại kẻ thù Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết liên minh Mỹ đang tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhắm vào các phần tử IS gần Hajin, phía bắc Al-Bukamal và Al-Dashisha, nằm dọc theo biên giới Iraq-Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại