Tuy nhiên, việc đẩy cao xung đột, khẩu chiến là 1 chuyện, còn động binh đao với Iran sẽ không hề dễ dàng. Tehran không phải là đối thủ dễ xơi và có đủ khả năng để khiến Washington và các đồng minh khu vực trả giá đắt nếu dụng can qua.
Không dễ xơi được Iran, lực lượng Mỹ sẽ ăn đòn đau
Nếu xét về tương quan lực lượng quân sự hiện tại, Quân đội Iran sau nhiều thập kỷ bị cấm vận sẽ không bao giờ có cửa so sánh với Mỹ và đồng minh tại khu vực Cận Đông. Tuy nhiên, không vì thế mà Iran yếu thế, Tehran cũng sở hữu trong tay khả năng răn đe và phản kích bằng kho tên lửa đa dạng về chủng loại có tầm bắn tới 2.000km.
Hiện tại, Mỹ có căn cứu quân sự bao quanh Iran, trừ Turkmenistan. Tất cả chúng đều nằm trong tầm tên lửa của Iran. Như vậy, nếu xảy ra xung đột quân sự, nhưng căn cứ này có thể an toàn trước năng lực tên lửa của Iran.
Cái giá phải trả chắc chắn không hề nhỏ. Đây có thể coi là một yếu tố giúp kiềm chế cuộc khủng hoảng hiện tại eo Hormuz có thể bùng phát thành xung đột quân sự.
Mặt khác, khác với Iraq hay nhiều quốc gia Cận Đông khác, Iran có lực lượng quân sự tương đối mạnh với nhiều đơn vị từng được thử lửa tại Syria.
Điều này kết hợp với đặc điểm dân số chủ yếu theo dòng Hồi giáo Shia khiến khả năng chiến đấu của Quân đội Iran khá đáng nể. Trong cuộc chiến Iran-Iraq những năm 1980, quốc gia Cận Đông này đã chứng minh là sẽ không dễ đầu hàng trước các lực lượng xung đột.
Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh trên biển.
Địa hình Iran với những đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Tây hướng ra biển bị chia nhỏ bởi các dãy núi ở phía Đông khiến việc tốc chiến, tốc thắng ở Iran là không thể. Mặt khác, yếu tố này có thể giúp Tehran phát động cuộc chiến tranh du kích lâu dài kể cả khi bị xâm lược quân sự quy mô lớn.
Những yếu tố trên chưa kể ảnh hưởng của Iran tới các nhóm Hồi giáo vũ trang quy mộ và có trang bị tốt tại khu vực Trung Đông. Khi bị dồn vào đường cùng, đây có thể chính là những đợt vị xung kích khiến Mỹ và đồng minh sẽ không có một ngày yên ổn.
Ngoài ra, Iran hoàn toàn có thể nhận được sự hậu thuẫn ở nước ngoài để khiến Mỹ và đồng minh sa lầy trong một cuộc chiến không hồi kết nếu để nó bùng phát.
Một vấn đề khác chưa kể tới là nếu xảy ra xung đột, liệu những tàu chở dầu cho Mỹ và đồng minh có thể yên ổn đi qua eo Hormuz dưới tầm tên lửa của Iran. Chưa kể, con đường qua eo Homus là tuyến hàng hải độc đạo chở dầu chiếm tới 20% của thế giới.
Các quốc gia khác trên thế giới chắc chắn không muốn căng thẳng tại đây biến thành xung đột và tạo ra nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Những vấn đề trên khiến "bài toán" Iran không phải là dễ có đáp án cho Mỹ và đồng minh. Cái giá phải trả nếu leo thang xung đột tới mức động binh sẽ không hề dễ chịu, thậm chí là trạng chết, chúa cũng băng hà.
Iran không phải dễ xơi
Ở bờ vực chiến tranh có lợi hơn…
Nếu xét một cách toàn cục, việc để "lò lửa" Iran tiếp tục âm ỉ như hiện tại có lợi hơn với Mỹ và đồng minh. Trung Đông luôn bất ổn sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn là xung đột quân sự.
Căng thẳng với Iran càng leo thang, nhưng chưa tới mức xung đột quân sự sẽ khiến các quốc gia đồng minh dòng Hồi giáo Sunni của Mỹ tại Trung Đông phải dựa nhiều hơn vào Washington để đảm bảo an ninh quốc gia.
Tất nhiên, để đổi lại, Mỹ sẽ nhận được những nhượng bộ về chính trị và kinh tế. Đơn giản nhất là sự hiện diện quân sự lâu dài, cũng như các hợp đồng cung cấp dầu dài hạn giá cạnh tranh…
Ngoài ra, gia tăng căng thẳng cũng đồng nghĩa với các hợp đồng quân sự lớn trước mặt. Các quốc gia Cận Đông sẽ phải ráo riết tăng cường năng lực phòng thủ đất nước để chuẩn bị sẵn cho kịch bản xung đột leo thang mất kiểm soát.
Và hàng chục tỷ USD của các hợp đồng vũ khí đó sẽ rơi vào đâu, nếu không phải là các nhà thầu quân sự Mỹ. Điều này hoàn toàn không còn mới lạ ở Trung Đông. Dù mua sắm nhiều vũ khí, nhưng không ai muốn phải sử dụng chúng, nếu không bị đặt vào thế cực chẳng đã.
Điều này hoàn toàn hợp với nguyên tắc của binh gia, dụng binh tốt nhất là không phải động binh trên chiến trường.
Nước Mỹ với chính sách thực dụng dưới thời Tổng thống Donald Trump chắc chắn biết rõ mối lợi này. Mỹ và đồng minh sẽ luôn có lợi nhất ở tình hình hiện tại và Chẳng việc gì phải phát động chiến tranh với Iran để đẩy tất cả vào thế có thể mất cả chì, lẫn chài…