Tuyên bố bất ngờ của Iran: Mỹ nên tiếp tục sử dụng UAV để giám sát tuyến đường biển qua eo Hormuz?
Hôm 1/7, tờ National Interest dẫn lời các quan chức của Iran bình luận rằng việc phòng không nước này phá hủy một máy bay không người lái (UAV) Global Hawk tại eo biển Hormuz ngày 20/6 không phải là hành động ngăn cản Hoa Kỳ giám sát tuyến đường thủy chiến lược này.
Thông điệp của Iran cho tới nay có thể giải thích rằng Mỹ vẫn có thể giám sát hoạt động thương mại và quân sự ở vùng nước quốc tế, tuy nhiên hành động xâm phạm lãnh hải, do thám các cơ sở quân sự - hạt nhân của Iran là không thể chấp nhận được.
Bình luận về vấn đề này, cựu Tướng không quân Mỹ David Deptula, lãnh đạo Viện nghiên cứu Không quân, nói với tạp chí Air Force (Không quân) rằng người Mỹ vẫn cần đưa thêm những chiếc Global Hawk mới tới vị trí chiếc UAV đã từng bị bắn hạ:
"Chắc chắn chúng tôi (người Mỹ) không muốn bị coi là (một cường quốc) hèn nhát".
Ảnh minh họa tầm bắn của các hệ thống phòng không của Iran dọc theo Vịnh Ba Tư và eo Hormuz.
Tập đoàn sản xuất vũ khí Hoa Kỳ Northrop Grumman đã chế tạo 4 biến thể UAV giám sát hàng hải diện rộng (BAMS-D), dựa trên nền tảng của chiếc RQ-4A Global Hawk cho Hải quân Mỹ từ năm 2008.
Hai chiếc MQ-4C (phiên bản Hải quân của RQ-4A Global Hawk) đã đóng tại căn cứ ở UAE để chuẩn bị cho chiến dịch giám sát hàng hải dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2019.
Mặc dù có thể bay cao tới 20 km, ngoài tầm với của nhiều hệ thống phòng không, các UAV dành cho nhiệm vụ BAM-D chỉ bay ở tốc độ cận âm và thiếu khả năng "tàng hình" trước radar, nó trở thành mục tiêu dễ dàng của các tên lửa phòng không đối phương.
Trong vụ việc hôm 20/6, Iran tuyên bố họ đã sử dụng một phiên bản sản xuất trong nước của hệ thống Buk M1 để bắn hạ UAV (Khordad-3), đó là chưa kể Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đang sở hữu hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất.
Tham mưu trưởng Không quân David Goldfein vào ngày 26/6 tuyên bố rằng các máy bay quân sự Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tuần tra trên Vịnh Ba Tư và lưu ý rằng đó là nhiệm vụ nhằm "thu thập các phương án tấn công cho TT Mỹ Donald Trump nếu cần".
Hệ thống phòng không Khordad-3 của Iran bắn hạ UAV RQ-4 của Mỹ hôm 20/6 (Nguồn Press TV).
Mỹ nên hiện đại hóa trước khi nghĩ đến việc tấn công Iran
Tướng Deptula thì cho rằng Lầu Năm Góc trước khi nghĩ đến việc tấn công Iran phải hiện đại hóa lực lượng không quân "già nua" của mình.
"Duy trì hoạt động trong không phận quốc tế là việc hợp pháp, nhưng vụ "xả súng" này cho thấy hậu quả của việc (Lầu Năm Góc) vận hành các trang bị cũ kỹ chống lại các cường quốc quân sự hạng hai", ông Deptula nói.
Ông cho rằng cần phải trang bị các hệ thống được thiết kế nhằm vượt qua sự đe dọa của phòng không đối phương như máy bay chiến đấu tàng hình, máy bay ném bom, máy bay giám sát và trinh sát.
Quân đội Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào các máy bay có người lái chậm và không tàng hình để giám sát và trinh sát.
Máy bay do thám có người lái U-2, máy bay trinh sát chung có người lái RC-135, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3, UAV RQ-4 và MQ-9, UAV tuần tra MQ-4C và Máy bay chống ngầm và tuần tra P-8...
Tất cả đều "không được thiết kế cho xâm nhập (lãnh thổ đối phương)". Điều đó đồng nghĩa với việc chúng dễ bị tấn công bởi hệ thống phòng không hiện đại.
Chỉ một số lượng nhỏ các máy bay "có khả năng" là UAV tàng hình RQ-170 và RQ-180. Loại máy bay trinh sát có người lái và có khả năng thâm nhập (tốc độ Mach-3) cuối cùng, SR-71, đã nghỉ hưu vào cuối những năm 1990.
Máy bay trinh sát có người lái SR-71 với tốc độ Mach-3 dự kiến sẽ được thay thế bằng UAV SR-72 với tốc độ Mach-6 và khả năng "tàng hình" được tăng cường.
Vào cuối năm 2018, không quân Hoa Kỳ đã tuyên bố một chiến lược sản xuất máy bay mới nhằm tăng khả năng sống sót của máy bay trinh sát thâm nhập hơn. Trung tướng Dash Jamieson, phó tham mưu trưởng của Không quân bình luận:
Tương lai (các máy bay trinh sát) sẽ bao gồm một mạng lưới các cảm biến đa lĩnh vực, thu thập thông tin đa nền tảng kết hợp tình báo - chính phủ - thương mại.
Nó sẽ bền bỉ và (đủ khả năng) thâm nhập để có thể hỗ trợ một loạt các phương án có thể diễn ra trong toàn bộ xung đột".
Những lo ngại về khả năng sống sót của máy bay trinh sát đã buộc Không quân Hoa Kỳ phải hủy bỏ chương trình trị giá 7 tỷ USD nhằm thay thế các máy bay giám sát E-8 bằng một loại UAV mới hơn vào giữa năm 2018.
Thay vì đưa vào trang bị một máy bay lớn, chậm, không có khả năng tàng hình khác, Không quân Hoa Kỳ được cho là đã nâng cấp gấp đôi hiệu năng của hệ thống quản lý chiến trường tiên tiến trong một loạt các máy bay không người lái và máy bay chiến đấu tàng hình siêu thanh.
Đầu năm 2019, Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, được coi là "cỗ xe tăng" của CP Hoa Kỳ đã đề xuất Không quân cắt giảm số phi đội thám sát từ 40 xuống 33 và thay thế nhiều máy bay cũ, không có khả năng tàng hình bằng 120 máy bay mới "có khả năng xâm nhập".
Phóng sự của CNN về chương trình RQ-180 của Northrop Grumman.