APEC đã trở thành một trong những diễn đàn kinh tế quan trọng và năng động nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. 21 nền kinh tế với khoảng 2,8 tỉ người trong APEC đóng góp tới 59% GDP toàn thế giới và 49% tổng giao dịch thương mại trong năm 2015
Từ năm 1989 đến năm 2015, mức thu nhập đầu người đã tăng 74%, giúp hàng triệu người thoát khỏi diện nghèo chỉ sau 2 thập kỉ.
APEC triển khai một loạt các chính sách giúp kết nối các nền kinh tế trong khu vực, thúc đẩy giao dịch thương mại, cải thiện sự ổn định và công bằng xã hội.
Nhờ diễn đàn APEC, các hàng rào thương mại đã được giảm thiểu, các quy chuẩn và luật lệ được cân đối, thủ tục hải quan được cải thiện thông suốt, giúp hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn giữa các quốc gia thành viên.
Năm 1994, các lãnh đạo APEC cam kết sẽ đạt được Mục tiêu Bogor (Bogor Goals) nhằm thiết lập một khu thương mại tự do và đầu tư tại châu Á - Thái Bình dương vào năm 2010. Từ đó, các nước thành viên đã nỗ lực hết sức để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Kế hoạch hành động Thuận lợi hóa Thương mại của APEC đã giúp giảm chi phí thông quan khoàng 5% trong giai đoạn 2004 và 2006. Giữa 2007 và 2010, chi phí này giảm tiếp 5%, giúp các doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương tránh lãng phí hơn 58,7 tỉ USD. Chính sách của APEC cũng từng bước nhắm tới các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép và môi trường kinh doanh địa phương.
Các nền kinh tế APEC đã tập trung xử lí các quy trình xuất nhập khẩu qua mạng, nhờ đó tăng tốc độ giải quyết hàng hóa ở khu vực biên giới. Được biết đến với cái tên "Cơ chế Một cửa", hệ thống này liên kết các cơ quan chính phủ, cho phép doanh nghiệp cung cấp tài liệu trực tuyến từ khắp mọi nơi, giúp giảm thiểu tối đa các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, thúc đẩy giao dịch nhanh chóng.
Tới năm 2013, 14 nền kinh tế APEC đã áp dụng thuận lợi Cơ chế Một cửa, đặt mục tiêu cả 21 thành viên đều sử dụng cơ chế này trước năm 2020.
APEC thành công trong việc cải cách luật lệ tại các quốc gia, giúp tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và thị trường hoạt động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, củng cố cơ sở hạ tầng hợp pháp. Từ năm 2004, các quốc gia thành viên APEC đã có những bước tiến lớn trong việc đảm bảo các điều luật kinh tế, chi phí và lợi ích của từng mục được công bố và thực hiện rộng rãi.
Bằng việc cho phép các doanh nhân đi lại tự do hơn trong khu vực, APEC cũng thúc đẩy các mối làm ăn, giao thương và đầu tư diễn ra dễ dàng hơn.
Trong một thỏa thuận quan trọng, APEC khuyến khích sự phát triển của công nghệ sạch, thân thiện với môi trường bằng hình thức giảm hàng rào thuế quan với các loại hàng hóa xanh. Năm 2012, tại Vladivostok, Nga, các nhà lãnh đạo APEC đã đồng thuận giảm thuế quan của 54 loại hàng hóa xanh tới mức 5% trước năm 2015.
Những loại mặt hàng này, tiểu biểu là tấm pin năng lượng mặt trời và cối xay gió điện, chiếm khoảng 600 tỉ USD giá trị giao dịch trên toàn thế giới.
Năm 2011, các nền kinh tế thành viên cam kết sẽ giảm tiêu dùng năng lượng hóa thạch (than), sử dụng nhiều hơn năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, gió). Nhiều dự án của Nhóm Công tác Năng lượng APEC đã và đang giúp các quốc gia thực hiện cam kết này.