IL-20 Nga bị bắn hạ thảm khốc: Syria nhận loạt “sát thủ” đáng sợ, Mátxcơva giáng trả ngoài sức tưởng tượng

Quang Anh |

Ngày 27.09.2018, theo tờ Al-Watan, phòng không Syria, trước những đe dọa của Israel về việc hủy diệt tổ hợp S-300, sẽ nhận được hàng loạt tên lửa phòng thủ tầm gần để bảo vệ không phận cũng như tổ hợp tên lửa tầm xa Nga.

Theo nguồn tin từ Al-Watan, quân đội Syria sẽ nhận được các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần của Nga và Belarus, trong đó có các tổ hợp Pantsir-1S và Pechora-2M.

Bài viết của Al-Watan không đi sâu vào chi tiết các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần. Nhưng các hệ thống phòng không Pantsir-S1 không đáng ngạc nhiên, vì quân đội Syria có tổ hợp S-300 và sẽ bảo vệ nó chống lại các các cuộc không kích tiềm năng của Israel nhằm phá hủy hệ thống này.

Đòn giáng trả của điện Kremlin vượt ngoài sức tưởng tượng của Tel Aviv, những chiêu hiểm liên tiếp được tung ra. Chỉ trong 24 giờ kể từ khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho quân đội Syria.

Tiếp theo là triển khai hệ thống tác chiến điện tử dọc theo vùng biển Địa Trung Hải và hệ thống tự động đồng bộ hóa tất cả các sở chỉ huy, điều hành tác chiến phòng không Syria với Trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến ở căn cứ trung tâm Khmeimim, được bảo vệ bằng một hệ thống phòng không mạnh nhất trong lịch sử phòng không không quân.

Như các trang báo Israel nhận xét, hệ thống phòng không S-300 kiểm soát trên phạm vi bán kính đến 250 km. Điều đó có nghĩa là một phần lớn lãnh thổ Israel nằm trong tầm kiểm soát của radar S-300, trong đó có cả sân bay dân sự quốc tế.

Đây là mối đe dọa vô cùng lớn với Israel vì trong bất cứ tình huống nào, S-300 cũng có thể trừng phạt Israel ngay trên lãnh thổ của quốc gia này. Thực tế trên buộc Tel Aviv phải có giải pháp, nhưng điều quan trọng là một giải pháp chính trị, điều mà Israel coi thường từ trước đến nay.

Trong một diễn biến thê thảm khác, theo tờ Haaretz, Nga từ chối một đề nghị từ phía chính phủ Israel, gửi một phái đoàn an ninh cấp cao đến Mátxcơva sau vụ dùng thủ đoạn hạ chiếc máy bay trinh sát điện tử IL-20 ngày 17.09.2018.

Haaretz cho biết, phái đoàn an ninh cao cấp sẽ được thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Lieberman đồng trưởng đoàn.

Nhưng điện Kremlin nói với Israel là Nga chỉ muốn duy trì đường dây liên lạc với các chuyện gia quân sự trên lĩnh vực phòng không – không quân và không có nhu cầu cần thiết để Tel Aviv phải gửi một phái đoàn an ninh lớn như vậy đến Mátxcơva.

Điều đó có nghĩa là ngành hàng không, bao gồm cả không quân của Israel trở nên căng thẳng do bị một quốc gia "kẻ thù" như Syria kiểm soát một phần không phận khi điện Kremlin khẳng định lỗi của vụ thảm họa IL-20 ngoài khơi bờ biển Latakia là của Israel.

Các quan chức Israel cố gắng đổ lỗi cho quân đội Syria và mong muốn tìm được một sự ủng hộ, một sức ép từ phía Mỹ hay NATO. Nhưng các quốc gia này thấy rằng, việc ủng hộ Israel hoặc gây sức ép với Nga lúc này nguy hiểm hơn bao giờ hết và đều tìm cách lẩn tránh.

Những hậu quả mà Israel phải gánh chịu trong tương lai có thể sẽ nặng nề hơn nhiều lần so với Thổ Nhĩ Kỳ và trong tương lai gần, các phi công của Israel có thể sẽ chỉ nhìn về phía bầu trời Syria từ sân bay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại