Hy hữu: Máy bay ném bom B-52 "mất" đuôi vẫn hạ cánh an toàn

Quốc Thụy |

Sau 6 giờ vật lộn với điều kiện thời tiết bất lợi và "vết thương khủng khiếp" ở đuôi, chiếc B-52H đã hạ cánh an toàn.

Cách đây hơn 52 năm, ngày 10/1/1964, chiếc B-52H mang số hiệu 610023 của Không quân Mỹ, được giao cho hãng Boeing mượn để bay thử nghiệm.

Chuyến bay do các phi công dân sự của Boeing, do phi công chính Chuck Fisher và 3 phụ tá thực hiện trên không phận thuộc dãy núi Sangre de Cristo, miền bắc bang New Mexico. Chiếc máy bay bay qua vùng khí nhiễu loạn. Gió lớn đã bẻ gãy gần như toàn bộ đuôi đứng của chiếc máy bay.

Song nhờ vào sự bình tĩnh, kỹ năng điều khiển bậc thầy của phi hành đoàn, sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia của Boeing và Không quân Mỹ, chiếc máy bay cuối cùng đã hạ cánh an toàn xuống căn cứ không quân Blytheville, bang Arkansas, sau 6 giờ vật lộn với điều kiện thời tiết bất lợi và "vết thương khủng khiếp" đó.

Câu chuyện sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc chi tiết tai nạn hy hữu này:

Hy hữu: Máy bay ném bom B-52 mất đuôi vẫn hạ cánh an toàn - Ảnh 1.

Ảnh chụp đuôi chiếc B-52H số hiệu 61-0023 sau khi hạ cánh xuống căn cứ không quân Blytheville bang Arkansas ngày 6/1/1964 (Nguồn: Bảo tàng Không quân Mỹ)

Hy hữu: Máy bay ném bom B-52 mất đuôi vẫn hạ cánh an toàn - Ảnh 2.

Phần đứt đoạn là phần đuôi đứng của máy bay bị gãy trong tai nạn ngày 10/1/1964. (Nguồn: Bảng tàng Không quân Mỹ)

Bối cảnh của dự án thử nghiệm B-52

Thiết kế ban đầu của Boeing là sản xuất ra các pháo đài bay B-52 bay ở độ cao lớn với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, do Liên Xô cải tiến hệ thống phòng không có khả năng bắn rơi các máy bay ném bom tầm cao, hãng Boeing và Không quân Mỹ quyết định thực hiện dự án thử nghiệm đế giảm thiểu nguy cơ bị bắn hạ cho máy bay B-52.

Chiến thuật mới là các máy bay B52 dự kiến sẽ bay ở độ cao thấp với tốc độ lớn để xuyên thủng hàng rào phòng không của Liên Xô.

Diễn biến sự cố

Ngày 10/1/1964, chiếc B52H số hiệu 61-0023 được lắp đặt 20 thiết bị đo gia tốc và khoảng 200 thiết bị cảm biến bắt đầu cuộc thử nghiệm trên không phận dãy núi Sangre de Cristo, miền bắc bang New Mexico.

Lúc đầu, cuộc thử nghiệm diễn ra suôn sẻ. Phi hành đoàn tiến hành một số bài thử nghiệm được hoạch định từ trước, tiến hành đo đạc các tác động của bài tập và nhiễu loạn không khí lên chiếc phi cơ.

Khi phát hiện tình trạng nhiễu loạn không khí quá mạnh, phi hành đoàn quyết định không thực hiện một bài thử nghiệm. Họ ăn trưa, sau đó chuyển sang một khu vực khác để tiếp tục các bài thử nghiệm và tình hình bắt đầu xấu đi.

Khi họ bay qua dãy núi ở độ cao 4.300m, máy bay rung lắc mạnh. Sau đó máy bay đi vào một vùng không khí nhiễu loạn dữ dội.

Hoa tiêu James Pittman sau đó mô tả lại là "chấn động mạnh đến nỗi tôi bị bốc khỏi ghế, ném qua bàn hoa tiêu sang phía bên kia của máy bay".

Còn huấn luyện viên kiêm phi công chính Chuck Fisher thì cho biết "ngay sau giây lát khủng khiếp đó, tôi thông báo cho phi hành đoàn chuẩn bị nhảy dù rời máy bay khi có lệnh, bởi vì lúc đó tôi nghĩ rằng chúng tôi không thể tiếp tục điều khiển máy bay trong điều kiện nguy hiểm như vây.".

"Ngay sau khi ra khỏi vùng không khí nhiễu loạn, máy bay lạng rất mạnh về bên phải, gần như không thể điều khiển được nữa. Tôi cố gắng đánh lái hết sang trái để giữ máy bay ổn định" - Chuck Fisher nói thêm.

Mặc dù cả đội bay đều cảm nhận được chấn động dữ dội khi bay vào vùng không khí nhiễu loạn nhưng lúc đó họ không tưởng tượng nổi mức độ thiệt hại do nó gây, cho đến khi hạ cánh.

Cơn nhiễu loạn không khí đã bẻ gẫy cánh đuôi đứng và cánh tà của đuôi ngang. Sau này kết quả phân tích dữ liệu từ các cảm biến cho thấy tốc độ gió tác động lên máy bay lúc đó là hơn 130 km/giờ.

Sau khi qua được giây phút hiểm nghèo, phi hành đoàn thông báo tình hình cho cả Không quân Mỹ và hãng Boeing. Một máy bay B52 và một chiếc F100 được phái đi hỗ trợ.

Trong suốt 6 giờ tiếp theo, đội bay giữ liên lạc liên tục với nhóm hỗ trợ của Boeing và Không quân Mỹ. Họ cùng bàn bạc và thực hiện một số ý tưởng để điều khiển máy bay về căn cứ an toàn.

Hạ cánh

Phi hành đoàn được hướng dẫn hạ cánh xuống căn cứ không quân Blytheville, bang Karcansas. Không phận khu vực căn cứ không quân Blytheville có điều kiện không khí ổn định, và khu vực lân cận dân cư thưa thớt, do đó trong trường hợp có tai nạn cũng gây ảnh hưởng thấp nhất đối với con người.

Cuối cùng phi hành đoàn đã thực hiện việc hạ cánh an toàn, không có ai bị thương, và họ cũng bảo vệ được các thiết bị có ghi dữ liệu của chuyến bay và vụ tai nạn.

Hy hữu: Máy bay ném bom B-52 mất đuôi vẫn hạ cánh an toàn - Ảnh 3.

Ảnh chụp chiếc B-52H 61-0023 sau khi sửa chữa, được biên chế vào Phi đoàn ném bom số 2, phục vụ tại căn cứ không quân Barksdale, thuộc bang Lusiana (Ảnh Goleta Air & Space Museum)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại