Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc cho thấy: Trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ (tai biến mạch máu não) đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% - 2,5%. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc cao gấp 4 lần nữ giới.
Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi.
Qua khảo sát thực tế và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ.
Nếu những năm 1990, toàn cầu có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20 – 64 tuổi thì những năm gần đây, con số này đã tăng lên 31%.
Đáng lưu ý là: Những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/năm.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc can thiệp khi bệnh đã xảy ra bằng các thuốc trị đột quỵ hoặc các phương pháp phẫu thuật rất tốn kém và khó khăn, chưa kể người bệnh khó hồi phục hoàn toàn. Do đó, điều quan trọng là có hướng dự phòng sớm, và biết cách sơ cứu đúng nếu cơn đột quỵ xảy ra.
Báo điện tử Trí Thức Trẻ phối hợp cùng bác sĩ Bùi Long – Trưởng khoa Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô - thực hiện một buổi hướng dẫn trực tiếp (live stream) về cách phòng chống bệnh đột quỵ.
Buổi hướng dẫn được truyền hình trực tiếp (Live Stream) trên: Báo điện tử Trí Thức Trẻ, Soha.vn và fanpage Soha. Kính mời quý độc giả đón xem!
* Độc giả có câu hỏi nào gửi đến BS Bùi Long, xin gửi về email [email protected]. Trân trọng!