Côn xe ô tô (bộ ly hợp) là bộ phận liên kết giữa động cơ, hộp số và bánh xe, giúp bánh xe có thể hoạt động trong mọi trạng thái. Điều chỉnh chân côn giúp động cơ ngắt kết nối với bánh xe. Qua đó nếu chân côn gặp lỗi, người lái sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển xe, thậm chí nặng hơn là không hoạt động được.
Cách điều chỉnh chân côn ô tô
Điều chỉnh chiều cao đòn mở
Để kiểm tra chiều cao của đòn mở, bạn cần thước đo để kiểm tra. Sử dụng thước đo đầu đòn mở tới bề mặt của đĩa ép, nằm trong phạm vi cho phép của nhà sản xuất đã công bố. Khi khoảng cách ở các đòn mở không bằng nhau thì phải tinh chỉnh lại và không được chênh lệch quá 0.3mm.
Vì đòn mở được lắp trên bu lông, bạn có thể thay đổi chiều cao của bu lông để thay đổi chiều cao của đòn mở. Nếu đầu đòn có các bu lông để điều chỉnh thì chỉ cần nới đai ốc và điều chỉnh bu lông ra/vào theo hướng cần chỉnh.
Điều chỉnh bàn đạp chân côn
Điều chỉnh bàn đạp chân côn trải qua hai quá trình. Đầu tiên là hành trình tự do của chân côn, đây là khoảng cách từ bàn đạp đến vị trí mà vòng bi bị triệt tiêu hết các khe hở tự do, do đó khi người lái nhấn vào bàn đạp côn sẽ thấy nặng. Tiếp theo là hành trình làm việc, khi người lái điều chỉnh thao tác tới sát sàn xe, sẽ cắt côn hoàn toàn. Hành trình chuẩn thường là 1 - 5mm.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhờ một người khác đạp hết chân côn xuống sàn để đo khoảng cách hành trình tổng cộng lại. Nếu hành trình tổng cộng lại cao hoặc thấp hơn so với mức tiêu chuẩn, cần điều chỉnh lại hành trình tự do của chân côn.
Nếu chiều dài không đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất công bố, bạn hãy sử dụng vít chỉnh để thay đổi chiều dài thanh kéo.
Xả khí sau khi chỉnh chân côn
Để đảm bảo khả năng vận hành của chân côn không bị ảnh hưởng, bạn cần tiến hành xả khí sau khi điều chỉnh chân côn. Cách làm là lắp ống nhựa vào ống xả khí, đầu còn lại cắm vào lọ hứng dầu phanh, sau đó nhờ một người khác nhấn bàn đạp côn và giữ nguyên, đồng thời nới ống xả khí đến khi thấy dầu phanh chảy ra thì vặn lại ốc thoát khí.