Trong tự nhiên, chiến thắng luôn thuộc về kẻ mạnh, kẻ đi săn và kẻ chủ động tấn công. Thế nhưng, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Kẻ yếu có thể "lật ngược thế cờ" nếu biết đoàn kết và nắm bắt được "kẽ hở" của kẻ thù mạnh hơn chúng.
Câu chuyện giữa kẻ đi săn (sư tử) và kẻ bị săn (trâu rừng) là một minh chứng bác bỏ "nguyên lý": "Cá lớn nuốt cá bé".
Cú lội ngược dòng giữa kẻ săn và bị đi săn.
Một trưa nắng tại Vườn quốc gia Ruaha rộng lớn của Tanzania (quốc gia ở miền đông châu Phi), một đàn sư tử háu đói đang rình mò đàn trâu rừng di chuyển đến lưu vực con sông để uống nước.
Cậy thế có tốc độ, bộ móng vuốt sắc nhọn và hàm răng cực khỏe, sư tử chạy ùa vào định cắn vào "điểm huyệt" của trâu đen.
Được mệnh danh là "Cái chết đen" (Black Death), trâu rừng tưởng yếu thế đã phản kháng, quay lại rượt đuổi sư tử.
Trâu rừng được mệnh danh là "Cái chết Đen" của châu Phi.
Biết rằng nều đứng một mình, trâu rừng sẽ dễ dàng trở thành mồi ngon của chúa sơn lâm, đàn trâu rừng đã đoàn kết và đuổi sư tử chạy "té khói".
Bị tách ra khỏi đàn và bị cùng một lúc 2, 3 trâu đen rượt đuổi, con sư tử buộc phải nhảy lên tảng đá, thậm chí trèo lên cây để tránh những cái húc như trời giáng của trâu rừng.
Xem video minh họa: Trâu rừng rượt đuổi sư tử chạy "té khói"
Trâu rừng rượt đuổi sư tử chạy "té khói". Video: Discovery/Youtube.
Đọc thêm tại Thế giới Động vật