Người mệt mỏi, phù chân, ông Đỗ Văn Thức (57 tuổi, quê Thái Bình) mới đi khám bệnh. Khi đi khám, bác sĩ xét nghiệm máu phát hiện đường huyết lên tới 20 mmol/l lúc đói. Bác sĩ chẩn đoán ông Thức bị đái tháo đường tuýp 2, đã biến chứng suy thận gây nên tình trạng mệt mỏi, phù chân.
Ông Thức được chẩn đoán bị suy thận độ 4 và phải lọc máu cấp cứu. Bác sĩ cho biết, nếu không thể bảo tồn thận, ông Thức sẽ phải sống cùng với lọc máu chu kỳ để duy trì cuộc sống của mình.
Đái tháo đường gây suy thận nhưng nhiều người không biết
Còn bà Nguyễn Thị Lịu (51 tuổi, Hà Nam) đi khám vì mệt mỏi, phù ở chân và bọng mắt. Bà Lịu thường xuyên cảm thấy khó thở. Kết quả khám bà bị rối loạn chuyển hóa đường huyết tăng cao, canxi hạ, huyết áp tăng cao kèm suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo cấp cứu.
Mặc dù, được điều trị tích cực, qua được cơn nguy kịch nhưng tình trạng suy thận bà Lịu đã ở giai đoạn cuối, cần phải điều trị lọc máu định kỳ, sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, huyết áp và các bệnh lý kèm theo khác.
Vì sao bị đái tháo đường lại gây suy thận
Tại Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, BSCKII Trần Thị Thùy Dung – Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD TPHCM cho biết khoa thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị biến chứng suy thận do đái tháo đường tuýp 2. Có bệnh nhân biết mình bị bệnh trước đó, nhưng điều trị không đến nơi đến chốn, có bệnh nhân bị đái tháo đường mà không hay biết.
Tường hợp của anh Vũ Việt Anh (49 tuổi, trú tại Tây Ninh) là điển hình bị đái tháo đường tuýp 2 nhưng chủ quan không kiểm tra thường xuyên. Anh Việt Anh thường tìm hiểu cách hạ đường huyết ở trên mạng xã hội mà không điều trị chuyên khoa theo bác sĩ.
Khi người anh bị viêm da lở loét mới vào viện khám. Kết quả khám anh bị đường huyết cao, kèm theo suy thận, suy gan. Đường huyết cao phá ủy toàn bộ tạng của người bệnh.
Theo bác sĩ Dung đường huyết cao sẽ phá hủy chức năng của thận nhanh chóng do khi đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện đạm bất thường trong nước tiểu, chức năng lọc của thận suy giảm, tiến triển nặng dần và gây ra suy thận giai đoạn cuối.
Đái tháo đường đang thành đại dịch.
Các biến chứng của đái tháo đường thường đến âm thầm, tiến triển mà không có biểu hiện nên người bệnh thường chủ quan khi vào viện thì bệnh suy thận đã ở giai đoạn cuối.
Ths.BS Nguyễn Huy Cường, Nguyên bác sĩ nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi chỉ sau tai nạn giao thông, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Điều đáng lo ngại nhất đó là số người mắc đái tháo đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Đặc biệt, có tới 60% bệnh nhân không biết mình mang bệnh nên việc điều trị không kịp thời, gây ra biến chứng người bệnh mới vào viện.
Hiện nay, thống kê ở Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc đái tháo đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường. Trong đó, 68,9% người mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam chưa được chẩn đoán.
Triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sút cân nhiều. Tuy nhiên, muốn chẩn đoán chắc chắn có bị bệnh đái tháo đường hay không, các bác phải đến cơ sở y tế để xét nghiệm đường máu. Vì những triệu chứng này còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác.
Bác sĩ Cường nhấn mạnh những người bị đái tháo đường đã được chẩn đoán cần điều trị đường huyết ổn định. Trường hợp ổn định đường huyết nên thay đổi chế độ ăn uống, lối sống để đường huyết không tăng cao.
Khi mắc đái tháo đường, nên tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: bánh mỳ trắng, khoai nướng, gạo xát kỹ, miến rong, đường, bánh kẹo, nước ngọt và chú ý ngay cả các loại hoa quả ngọt như: dưa hấu, xoài, na, nhãn,… Đối với các chất tạo ngọt nên hạn chế nhất là đối với các chất tạo ngọt có chứa năng lượng như: Saccaroze, Glucoze,…