'Họng Lửa' nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của 'quả bom hẹn giờ' đang chực phát nổ

Trang Ly |

'Họng Lửa' Tungurahua cao hơn 5.000m là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất.

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 1.

Trái Đất có khoảng 500 núi lửa đang hoạt động, trung bình mỗi năm chúng ta phải chịu 50 vụ núi lửa phun trào lớn nhỏ khác nhau. Trong số đó, vành đai lửa Thái Bình Dương là nơi chứa khoảng 75% tổng số núi lửa trên hành tinh

Vành đai lửa Thái Bình Dương có hình dáng tương tự vành móng ngựa, dài khoảng 40.000 km, từ mũi phía nam của Nam Mỹ, dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, qua eo biển Bering, xuyên qua Nhật Bản và vào New Zealand.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là kết quả của kiến tạo mảng diễn ra hàng triệu năm. Phần lớn hoạt động của núi lửa xảy ra dọc theo các khu vực hút chìm - đó là anh giới mảng hội tụ, nơi hai mảng kiến ​​tạo kết hợp với nhau. Các khu vực hút chìm cũng là nơi đặt các rãnh đại dương sâu nhất của Trái đất và là nơi xảy ra động đất sâu, theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 2.

"Họng Lửa" Tungurahua. Ảnh: Internet

Quốc gia vùng Nam Mỹ Ecuador là một trong những nước nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Điều dễ hiểu là Ecuador có rất nhiều 'quả bom nổ chậm' - những núi lửa khổng lồ còn hoạt động, sẵn sàng phun trào dung nham nóng rẫy bất cứ lúc nào.

Một trong số đó là "Họng Lửa" Tungurahua - Ngọn núi lửa cao thứ 2 ở Ecuador, là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất.

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 3.

Tungurahua theo ngôn ngữ bản địa Quechua nghĩa là "Họng Lửa". Tungurahua là một núi lửa dạng tầng, cao hơn 5.000 mét, nằm cách thủ đô Quito 135 km về phía đông nam.

Trong quá khứ, núi lửa Tungurahua đã trải qua nhiều thời kỳ phun trào khác nhau, bao gồm: 1640–1641, 1773–1777, 1886–1888, 1916–1918 và từ năm 1999 đến nay.

"Tungurahua chắc chắn được xếp hạng là một trong những ngọn núi lửa khiến con người phải thức trắng đêm bởi nó có thể phun trào bất cứ lúc nào trong nay mai." - Nhà nghiên cứu núi lửa thuộc Viên Smithsonian (Mỹ) Richard Wunderman trả lời National Geographic.

Việc núi lửa Tungurahua tái hoạt động vào tháng 9/1999 đã khiến chính phủ Ecuador ban lệnh sơ tán dân cư vùng xung quanh núi lửa vì lo ngại rằng một vụ phun trào lớn có thể xảy ra. Những vụ nổ nhỏ và phát thải tro kéo dài đã xảy ra sau đó.

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 4.

Tungurahua phun tro bụi núi lửa khổng lồ. Ảnh: CARLOS CAMPANA, REUTERS

Vụ phun trào năm 2006 đã giết chết ít nhất 5 người, khiến 2 người mất tích, 61 người bị thương và buộc phải sơ tán hàng ngàn người. Chưa hết, 15 ngôi nhà ở thị trấn Palictahua và hơn 40 ngôi nhà ở Juive Grande đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi gần 4000 ngôi nhà bị hư hại tại các khu vực khác nhau trong vùng ảnh hưởng của núi lửa.

Núi lửa hiện đang trong tình trạng báo động màu cam và mọi người đang được khuyên nên tránh xa khu vực này. Khoảng 200.000 người sống trong vùng ảnh hưởng của "Họng Lửa" và khoảng 32.000 người sống trong các khu vực có nguy cơ cao hơn.

Giai đoạn tiếp theo từ năm 2007 đến nay đã chứng kiến ​​một loạt các vụ phun trào có cường độ khác nhau, đáng kể nhất trong các năm 2008, 2010, 2013, 2014 và 2016, với những cột tro bụi núi lửa khổng lồ (phát thải lượng khí thải SO2 khổng lồ) cùng mật độ luồng mạt vụn núi lửa dày đặc, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân, đặc biệt là hoạt động nông nghiệp.

Không những thế, núi lửa Tungurahua thỉnh thoảng còn có một cơn địa chấn sau các vụ phun trào. Gần đây nhất là vụ phun trào tro núi lửa cao từ 3 đến 8 km lên không trung ngày 26/2/2016, kèm theo đó là một cơn địa chấn.

Từ năm 2017 đến nay, "Họng Lửa" vẫn im lặng bất thường. Tháng 1/2017, tại khu vực núi lửa xuất hiện một cơn địa chấn kéo dài 90 phút. Đó là sự kiện địa chấn đáng chú ý duy nhất xoay quanh ngọn núi lửa cao thứ 2 Ecuador này.

Các nhà khoa học lo lắng, sự im lặng đáng ngờ này có thể là dấu hiệu báo trước một 'cơn thịnh nộ' thực sự của nó.

Những hình ảnh về "Họng Lửa"

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 6.

Toàn cảnh núi lửa Tungurahua cao hơn 5000 mét nhìn từ xa. Ảnh: M. Córdova/Volcano.si.edu

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 7.

Đỉnh núi lửa Tungurahua. Ảnh: Bernard J./Volcano.si.edu

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 8.

Miệng núi lửa Tungurahua trong đêm. Ảnh: P. Ramón/Volcano.si.edu

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 9.

Hình ảnh núi lửa phun cột tro bụi khổng lồ lên không trung. Ảnh: E. Gaunt, M. Almeida/Volcano.si.edu

Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 10.
Họng Lửa nghìn độ của Trái Đất: Sự nguy hiểm của quả bom hẹn giờ đang chực phát nổ  - Ảnh 11.

Núi lửa phun trào magma. Ảnh: E. Gaunt/Volcano.si.edu

Bài viết sử dụng các nguồn: National Geographic, NOAA, Science Direct, Volcano.si.edu

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại