Nằm giữa vùng biển Nam Thái Bình Dương, có một hòn đảo không người sinh sống, nơi đây chỉ nằm cách khu vực tập trung dân cư đông nhất trên thế giới khoảng 5000 km. Tại sao vậy?
Hòn đảo có tên Henderson này hầu như chỉ được các nhà khoa học ghé thăm khoảng 5 - 10 năm một lần.
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng đây là một thiên đường nguyên sơ được thiên nhiên ưu đãi, nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn, hòn đảo này là nơi “hội tụ” của một lượng cực lớn rác thải nhựa dẻo.
Số rác thải này được sóng biển đánh vào, khối lượng của nó thậm chí lớn hơn bất cứ nơi nào các nhà khoa học từng chứng kiến.
Theo một nghiên cứu mới của nhà sinh thái biển Jennifer Lavers từ trường Đại học Tasmania ở Úc, những vùng biển quanh đảo Henderson có mật độ rác thải lên tới 671 chai-mảnh nhựa trên mỗi mét vuông, đây cũng là mật độ rác thải cao nhất từng được ghi nhận.
Bằng phép suy luận thống kê, ta tính “sơ sơ” được là hòn đảo này có khoảng 37,7 triệu mảnh rác nhựa - hoàn toàn ngược lại với ý tưởng về một hòn đảo thiên đường, hoang sơ, không có người sinh sống.
“Những điều xảy ra trên đảo Henderson cho thấy rằng ô nhiễm do rác thải nhựa dẻo có thể lan đến cả những khu vực xa xôi nhất của đại dương”, Lavers nói.
“Dựa trên thống kê mẫu tại năm địa điểm khác nhau, chúng tôi ước lượng có khoảng 17 tấn rác thải nhựa đã bị trôi dạt lên đảo, với hơn 3.570 mảnh chai nhựa mới xả ra mỗi ngày trên chỉ một bãi biển.”
Henderson là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Pitcairn, một vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Vương quốc Anh. Do nằm ở vị trí đặc biệt, nên đảo Henderson thực sự giống như một chiếc nam châm thu hút những mảnh rác thải trôi nổi trên biển.
Hòn đảo nằm trong vùng Xoáy nước Nam Thái Bình Dương, tức là các dòng hải lưu xoáy đã cuốn những mảnh rác thải nhựa từ những nơi khác nhau về tập trung tại Henderson.
Các nhà nghiên cứu nói rằng ước tính của họ về lượng rác thải ở Henderson mới chỉ chạm đến phần nổi của vấn đề, bởi họ không thể lấy mẫu ở một số nơi dọc theo các vách đá, giới hạn độ sâu bề mặt chỉ là 10 cm và chỉ tính các mảnh rác thải có kích cỡ lớn hơn 2mm.
Điều đó cho thấy rằng, số lượng rác thải mà nhóm nghiên cứu có thể đếm được trong ba tháng trên đảo đủ để gây ảnh hưởng tới các nhà khoa học, đặc biệt là sau khi họ chứng kiến những tác hại của rác thải nhựa đối với sinh thái biển.
“Tôi không nghĩ rằng mình sẽ phải dừng ở một nơi nào đó hoàn toàn bị bao phủ bởi rác thải là chất dẻo”, Lavers nói.
“Sau một thời gian, não của bạn phải ngừng hoạt động. Bạn phải tập trung vào những thứ như đồ chơi hay một con xúc xắc - cái gì đó gợi cho bạn cảm giác vui vẻ nhớ về thời thơ ấu.”
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đếm được hơn 53.000 mảnh rác thải do con người tạo ra, được sản xuất từ 24 quốc gia khác nhau. Và trong điều kiện tác động bởi thời tiết, những mảnh rác này có thể bị chia nhỏ ra và nhân lên nhiều lần.
“Nếu có một bình sữa hay chai nhựa trôi đến hòn đảo xa xôi này, nó sẽ dễ bị tác động bởi bức xạ tia cực tím”, nhà nghiên cứu rác thải biển Denise Hardesty thuộc CSIRO ở Úc, người có tham gia vào nghiên cứu.
“Những rác thải này ở một nơi có sóng và gió, bị va chạm bởi các vật thể cứng như đá và cát, có thể làm chúng bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Một chai nhựa thông thường giờ đây có thể trở thành hàng trăm mảnh nhỏ.”
Theo Lavers, cách duy nhất để giải quyết vấn đề, bảo vệ đường bờ biển, người dân và động vật khỏi ô nhiễm là tiết giảm sản xuất nhựa.
Nhưng thật không may, với hoạt động sản xuất nhựa toàn cầu hiện nay đang ở mức hơn 300 triệu tấn (tăng gấp 6 lần từ những năm 1970) thì có lẽ việc giảm thiểu sản xuất nhựa sẽ không sớm xảy ra. Và Henderson có lẽ chỉ là khởi đầu cho những hòn đảo "rác" tiếp theo.
Tham khảo Sciencealert