Đảo Henderson là "hòn đảo rác thải" giữa Thái Bình Dương
Đảo Henderson. Ảnh: Business Insider UK
Đảo Henderson là một hòn đảo nhỏ, không có người ở nằm giữa Thái Bình Dương, cách vùng trung tâm dân số chính khoảng 4.828 km. Mặc dù chỉ bằng một nửa kích thước của quận Manhattan (Mỹ) nhưng nơi đây lại có tới 19 tấn rác thải.
Các nhà nghiên cứu ước tính đây là nơi có mật độ tập trung rác thải nhiều nhất nhất so với bất cứ nơi đâu trên thế giới, với tổng lượng trên 37 triệu mảnh rác ở trên toàn bộ hòn đảo bé nhỏ này. Mỗi mét vuông mà bạn đi, bạn sẽ tìm thấy trung bình 672 mảnh rác thải.
Xem video tại đây:
Với mỗi mảnh rác thải mà chúng ta có thể thấy trên bờ biển ở video trên thì có tới 2 mảnh rác đã bị che khuất dưới lớp cát trắng. Hãy cùng tìm hiểu lý do khiến cho một hòn đảo không có người sinh sống lại là nơi có nhiều rác thải với mật độ cao nhất thế giới như vậy.
Làm thế nào mà hòn đảo Henderson lại có quá nhiều rác thải trên bờ biển như vậy?
Hãy bắt đầu với việc làm thế nào mà rác thải trên đất liền được xử lý. Năm 2015, các nhà nghiên cứu tính toán xem có bao nhiêu rác thải chảy từ các quốc gia giáp biển vào đại dương và những con số thu thập được cho thấy một sự thật đáng kinh ngạc.
Để hiểu được nguồn gốc của rác thải nhựa trôi vào đại dương, chúng ta cần hiểu khái niệm dưới đây: Việc rác thải nhựa bị quản lý tồi (Mismanaged plastic waste) được định nghĩa như là rác thải không được bỏ vào đúng nơi chứa đựng, dù cố ý hay vô tình.
Rác thải bị quản lý tồi thường xuất hiện nhiều hơn ở những quốc gia đang phát triển do ở những đất nước này thiếu đi hệ thống thu gom rác trong thành phố để chuyển rác tới trung tâm tái chế hay bãi rác thải.
Ô nhiễm chất dẻo ở hòn đảo Henderson với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: NASA Earth Observatory
Sự vứt rác trực tiếp xuống nước góp một phần đáng kể trong việc làm ô nhiễm rác thải nhựa ở các con sông nhưng rác thải từ vùng đất liền xung quanh cũng có thể bị trôi xuống sông một cách gián tiếp thông qua nước mưa và nhờ hệ thống cống, rãnh đổ vào sông.
Nước mưa đã đưa rác thải quản lý tồi từ đất liền vào những hệ thống nước ở địa phương mà từ đó chảy ra các phụ lưu lớn hơn và cả các con sông rồi chảy ra biển. Theo cách này, rác thải từ những vùng nội địa có thể đi ra các bờ biển xa xôi
Những con sông bị ô nhiễm rác thải đã đẩy rác thải nhựa của thế giới vào đại dương – mang theo một lượng rác đáng kể mà ước tính vào khoảng 9 triệu tấn nhựa thải đã đi theo cách này vào đại dương mỗi năm.
Điều đó tương ứng với việc cứ mỗi bước chân bạn đi trên bờ biển.thì bạn sẽ tìm thấy 5 túi tạp hóa chứa đầy nhựa thải rác. Ngoài ra, những thống kê dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của những con sông trong việc đưa rác thải tới đại dương.
- Nếu chỉ xét đến lượng rác thải nhựa chảy vào đại dương từ các con sông thì chỉ tính riêng 20 con sông ô nhiễm nhất đã chiếm tới 2/3 tổng số lượng rác nhựa này.
Trong đó, có 15 con sống ở châu Á, khu vực với tần số mưa nặng hạt thường xuyên xảy ra và dân số sống ở bờ biển dày đặc. Sông ngòi ở châu Á chịu trách nhiệm cho khoảng 86% lượng rác chảy vào biển từ các con sông.
- 122 con sông lớn hàng đầu ở châu Á đã chiếm hơn 90% lượng rác nhựa chảy vào đại dương mà nguồn cung cấp rác thải chính đều nằm ở đất liền, ngôi nhà của 36 % dân số thế giới.
Phần rác thải nhựa chiếm thiểu số còn lại đi vào đại dương tới từ Bắc Mỹ và châu Âu bởi vì những khu vực này có hệ thống quản lý rác thải cực kỳ mạnh mẽ, hiệu quả, góp phần làm giảm lượng rác thải quản lý tồi của thế giới.
Những trường hợp con sông ô nhiễm điển hình nhất tại châu Á
Trường hợp thứ nhất: Con sông Pasig ở Philippines
Xem video tại đây:
Rác thải trên sông Pasig, Manila, Philippines. Nguồn: Nat Geo
Bạn có tin điều này hay không, những gì bạn đang nhìn thấy ở đoạn phim trên là điều xảy ra ở con sông Pasig, Manila, Philippines. Sông Pasig là một trong những con sông ô nhiễm nhất trên Trái Đất. Nó chảy qua trung tâm Manila, thủ đô của Philippines rồi đổ ra vịnh Manila.
Manila là thủ đô và là thành phố lớn thứ nhì của Philippines, cùng với Vùng đô thị Manila hợp thành trung tâm kinh tế và chính trị của Philippines (và cũng là thành phố có mật độ dân số cao nhất trên thế giới).
Manila có một hệ thống thu gom rác thải đô thị trải dài trên 17 chính quyền địa phương riêng biệt nên không mang lại hiệu quả cao. Năm 2004, nhiều vùng bị thiếu không gian để làm bãi rác thải dẫn đến tình trạng khủng hoảng môi trường và điều đó vẫn tiếp diễn cho tới tận ngày nay.
Năm 1990, sông Pasig được chính quyền nơi đây thông báo là con sông đã bị chết hệ thống sinh học, và năm 1999, Ủy ban Phục hồi Chức năng Con sông Pasig (Pasig River Rehabilitation Commission) được thành lập nhằm giúp làm sạch con sông.
Những phụ lưu chảy vào nguồn sông Pasig khiến con sông này tràn ngập rác thải nhựa trôi nổi như một ví dụ điển hình nhất về việc rác thải của chúng ta đã chảy ra đại dương nhiều như thế nào!
Trường hợp thứ hai: Con sông Trường Giang của Trung Quốc
Con sông Trường Giang, Trung Quốc là con sông ô nhiễm nhất thế giới. Ảnh: Daily Express
Con sông Trường Giang, Trung Quốc là con sông ô nhiễm nhất trên Trái Đất. Có tới hàng trăm con đường thủy đổ vào con sông này từ những vùng nội địa cách đó hàng ngàn kilomet.
Một phần rác thải quản lý tồi từ các thành phố đông dân đầu nguồn của sông Trường Giang để rồi sau đó đổ ra Thái Bình Dương thông qua biển Hoa Đông (East China Sea).
Rác thải sẽ được lưu hành trong vòng hải lưu khổng lồ. UN Enviroment
Khi rác thải đi tới đại dương, thủy triều và các dòng chảy lại đưa chúng vòng quanh địa cầu thông qua việc rác thải sẽ được lưu hành trong vòng hải lưu khổng lồ.
Bởi vì đảo Henderson nằm ở vị trí vòng hải lưu Nam Thái Bình Dương nên nó trở thành nơi lắng đọng của rác thải mà phần lớn trong số chúng có nguồn gốc từ sâu trong đất liền.
Rác rơi vào bề mặt nước và chảy vào miệng của cá đuối manta – một hình ảnh được ghi lại bởi một thợ lặn tại bờ biển Bali.
Đồng thời, rác thải nhựa ở đại dương ước tính đã giết chết hàng triệu sinh vật dưới biển mỗi năm. Gần 700 loài, bao gồm những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cũng được báo cáo là bị ảnh hưởng của rác thải nhựa.
Một số trường hợp phổ biến dễ thấy nhất như các sinh vật biển bị bóp nghẹt bởi lưới đánh cá hay những vòng nhựa 6 gói (six-pack ring) bị bỏ đi. Phần lớn rác thải nhựa khác lại không gây hậu quả rõ ràng, dễ thấy như vậy vì kích thước của chúng quá nhỏ.
Vòng nhựa 6 gói (six-pack ring) bị bỏ đi gây nguy hại cho sinh vật biển. Ảnh: Pinterest
Những loài sinh vật biển với tất cả kích thước, từ động vật phù du đến cá voi đều ăn những mảnh nhựa rất nhỏ này (có kích thước chỉ bằng 1/5 inch tức có kích thước chỉ khoảng 0,5 cm) và điều nay khiến chúng bị giết chết một cách từ từ.
Nguồn dịch: Nat Geo