Tính cách tốt đã trở thành yếu tố cốt lõi cho sự thăng tiến trong sự nghiệp của con người hiện đại và là nền tảng vững chắc cho một cuộc sống thành công.
Dưới đây là 12 phẩm chất quan trọng hơn khả năng:
1. Lòng trung thành
Luôn đứng trên lập trường của công ty để suy nghĩ về các vấn đề, trung thành bảo vệ lợi ích công ty và vững vàng trước thử thách khi đối mặt với cám dỗ.
2. Cống hiến
Nguồn ảnh: Internet
Mục đích làm việc không chỉ vì thù lao mà sẵn sàng hy sinh bản thân vì công việc ngoài giờ được trả công.
3. Chủ động
Đừng đợi người khác cầm tay chỉ việc mọi thứ, đợi giao nhiệm vụ rồi mới làm, hãy chủ động lăn xả trong công việc. Chủ động học hỏi, đề nghị người khác giúp đỡ.
4. Trách nhiệm
Cốt lõi của thành công nằm ở tinh thần trách nhiệm. Luôn có ý thức trách nhiệm trong từng việc làm dù nhỏ sẽ giúp bạn giảm sơ suất nhỏ, từ đó tránh được sai lầm lớn.
5. Quan tâm đến hiệu quả
Bỏ qua mọi thứ sao nhãng khác để tập trung vào hiệu quả công việc. Muốn làm được điều đó, việc định lượng công việc hàng ngày là rất cần thiết. Trì hoãn là kẻ thù của sự nghiệp, chú ý đến các ưu tiên và tập trung xử lý công việc theo mức độ ưu tiên sẽ giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả.
6. Định hướng kết quả
Nguồn ảnh: Internet
Nghĩ đến kết quả cuối cùng ngay từ khi bắt đầu. Tập trung hết sức vào những nhiệm vụ trước mắt. Luôn có nhiều cách hơn vấn đề, tạo điều kiện để hoàn thành công việc, hiếm khi từ bỏ trước khi hoàn thành công việc, thậm chí ngay cả khi phải đối mặt với những trở ngại và thất bại.
7. Giỏi giao tiếp
Nói chuyện trực tiếp luôn là cách tối ưu nhất để giải quyết mọi vấn đề. Giao tiếp và buôn chuyện là hai việc hoàn toàn khác nhau. Không nói và nói nhiều đều là sai lầm. Đặt câu hỏi có kế hoạch và trau dồi trí tuệ cảm xúc để chấp nhận những lời chỉ trích.
8. Hợp tác
Nguồn ảnh: Internet
Làm việc nhóm chính là kỹ năng mỗi cá nhân cần rèn luyện. Cá nhân hòa vào đội, tuân theo sự sắp xếp chung, chấp hành kỷ luật để đảm bảo công việc được vận hành trơn tru và đạt kết quả tốt nhất.
9. Năng nổ
Luôn theo kịp nhịp độ của công ty, học hỏi với tâm thế sẵn sàng lăn xả, tranh thủ thời gian để nạp lại năng lượng, phát triển "giá trị cạnh tranh" và thử thách bản thân.
10. Linh hoạt
Có tài nhưng không kiêu căng, khắc phục tâm lý tự cao; không khoe khoang bằng cấp, coi nhẹ người khác. Phấn đấu để danh đi đôi với thực, thành tích chỉ là điểm xuất phát, và danh dự có thể được sử dụng làm động lực.
11. Chân thành
Phải trung thực, không giở trò gian trá, không lãng phí tài nguyên công ty, không lãng phí từng phút làm việc. Khi dùng tiền công ty cần cân nhắc lợi ích tối đa: tiết kiệm chính là lợi nhuận.
12. Trân trọng
Luôn mang trong mình sự trân trọng với công việc hiện tại, cho bạn cơ hội học hỏi và trưởng thành, trân trọng đồng nghiệp cho bạn sự hợp tác, khách hàng giúp bạn tạo ra hiệu suất, đối thủ cho bạn động lực, và những lời chỉ trích khiến bạn trở nên tốt hơn từng ngày.
Có thể thấy, sếp luôn mong muốn có được những nhân viên xuất sắc về mọi mặt, làm việc chăm chỉ và tạo ra hiệu suất công việc. Nhưng bên cạnh những nhân viên lười biếng, làm việc kém hiệu quả, các sếp còn ‘ác cảm’ với những nhân viên có những hành vi dưới đây.
7 kiểu người mà sếp mất thiện cảm
1. Người hay nói nhảm
Nhiều nhân viên làm việc chăm chỉ và có thành tích xuất sắc nhưng lại không kiểm soát được cái miệng của mình, thường lấy khuyết điểm của người khác làm chủ đề bàn tán, khoe mẽ và nói xấu đồng nghiệp. Với một nhân viên như vậy, dù có làm việc chăm chỉ và thể hiện tốt, cũng sẽ không được đánh giá cao.
2. Chiếm dụng của công
Hiện tượng này thường xảy ra ở những nhân viên có thâm niên trong công ty. Một số người cho rằng họ đã có những đóng góp to lớn cho công ty nên thường có hành vi sử dụng tài nguyên của công ty cho mục đích cá nhân, từ việc nhỏ như một mảnh giấy và một cây bút, tới việc lớn như một chiếc máy tính hoặc ô tô. Đối với những nhân viên như vậy, dù thành tích có xuất sắc đến đâu cũng không được trọng dụng.
3.Tự mãn
Một số nhân viên dựa vào lợi thế của bản thân ở một số khía cạnh nào đó để ngang ngược. Họ cho rằng mình nắm rõ mọi việc trong và ngoài công ty, thích nói đủ thứ chuyện để tỏ ra mình là người toàn năng. Đạt được một chút thành tích thì tự mãn, khoe khoang khắp nơi, không bao giờ biết tự phê bình. Hành vi như vậy là điều cấm kỵ ở nơi làm việc!
4. Nửa vời
Có những nhân viên không can tâm làm việc trong một công ty, họ thường có tâm lý đứng núi này trông núi nọ, sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào. Thử hỏi làm sao sếp có thể tin tưởng một nhân viên không có mong muốn gắn bó với công ty như vậy?
5. Thích kiếm cớ
Khi có vấn đề trong công việc, họ không bao giờ tự tìm nguyên nhân mà luôn tìm cớ để trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Những nhân viên không biết tự chịu trách nhiệm sẽ không bao giờ có một tương lai xán lạn.
6. Đầu óc hẹp hòi
Làm việc trong tập thể đội chú trọng đến sự đoàn kết và hợp tác, nhưng nhiều người lại hẹp hòi, không chấp nhận những ý kiến khác biệt, coi mình là trung tâm. Họ coi những người không đồng tình với mình là kẻ thù và chờ cơ hội để trả đũa. Có một nhân viên như vậy trong đội thì không thể xây dựng một đội xuất sắc được.