Nước uống, hay còn gọi là nước ngọt, nhiều nhưng không phải là vô tận. Đặc biệt, nó còn quý hơn cả vàng ở những nơi như sa mạc hay trên biển cả… Ở Việt Nam ta, nước ngọt luôn là vấn để nan giải, đặc biệt là vào mùa khô, không những ở ngoài hải đảo xa xôi… mà ngay cả trên đất liền như các tỉnh cực nam Nam Bộ, Tây Nguyên…
Vì vậy, có được phương tiện biến nước mặn thành nước ngọt đã là điều mơ ước. Ấy vậy mà, mới đây các nhà hoa học từ ETH Zurich, Thụy Sỹ lại làm được điều ngoài cả sự mong đợi, đó là thu nước uống từ không khí.
Họ đã trình bày một công nghệ cho phép bạn lấy nước 24 giờ một ngày mà không cần tiêu thụ thêm năng lượng và ngay cả dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, gọi là "Máy chưng cất năng lượng mặt trời".
Mạch tụ điện. Hình nón lớn trên đỉnh của thiết bị hoạt động như một tấm chắn nắng phản xạ nhiệt trong không khí và cũng là tấm chắn mặt trời của hộp
"Máy chưng cất năng lượng mặt trời" này có chất liệu là thủy tinh với một lớp phủ đặc biệt không chỉ phản xạ bức xạ mặt trời mà còn tỏa nhiệt của chính nó qua bầu khí quyển vào không gian bên ngoài.
Do đó, nó được làm mát đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường tới 15 ° C. Ở mặt dưới của tấm thu nước, hơi nước từ không khí được ngưng tụ thành nước. Quá trình này cũng giống như đối với các cửa sổ cách nhiệt kém vào mùa đông (mà ta vẫn thường gọi là "đổ mồ hôi").
A.Hình ảnh thu sương dưới ánh nắng trực tiếp có chất lượng cao. B. Tạo sương bằng năng lượng mặt trời, 90 phút sau khi bộ phát tiếp xúc với mức độ tương phản không thay đổi (95% đến 65%)
Các nhà khoa học đã phủ lên kính các lớp bạc và polymer được thiết kế đặc biệt. Cách tiếp cận lớp phủ đặc biệt này làm cho kính phát ra bức xạ hồng ngoại ở một bước sóng cụ thể qua cửa sổ vào không gian bên ngoài mà không bị khí quyển hấp thụ và phản xạ trở lại kính.
Một yếu tố quan trọng khác của thiết bị là tấm chắn bức xạ hình nón mới. Nó làm chệch hướng bức xạ nhiệt từ khí quyển và bảo vệ kính khỏi bức xạ mặt trời chiếu vào. Bằng cách này, thiết bị sẽ tỏa nhiệt nói trên ra bên ngoài và do đó hoàn toàn tự làm mát thụ động.
Nguyên lý hoạt động của lớp phủ siêu kỵ nước thúc đẩy quá trình tự loại bỏ các giọt nhỏ giọt
Thử nghiệm thực tế đối với thiết bị mới trên mái của tòa nhà ETH ở Zurich đã cho thấy rằng công nghệ này tạo ra ít nhất gấp đôi lượng nước trên mỗi diện tích sàn mỗi ngày so với các công nghệ thụ động dựa trên lá mỏng tốt nhất hiện nay. Do đó, một hệ thống thí điểm với đường kính thủy tinh 10 cm trong điều kiện thực đã cô đặc 4,6 ml nước mỗi ngày.