Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu, hàng loạt vũ khí có năng lực khủng đã đổ dồn về Ukraine. (Ảnh: U.S. Air Force)
Cụ thể, theo sáng kiến của Mỹ, đại diện của 51 quốc gia sẽ tổ chức một cuộc họp trong khuôn khổ để thảo luận về việc cung cấp thêm vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ quân sự khác cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
Thảo luận về vấn đề cung cấp vũ khí bổ sung cho Ukraine sẽ được tổ chức tại Brussels. Đồng thời, khả năng rất cao là số lượng các quốc gia cung cấp cho Kiev các loại vũ khí tấn công hạng nặng sẽ tăng lên đáng kể.
Vài ngày trước, Ukraine đã yêu cầu các nước phương Tây cung cấp một lượng vũ khí chưa từng có. Theo đó, hôm 13/6, cố vấn cấp cao Tổng thống Ukraine, thành viên phái đoàn đàm phán của Kiev Mykhailo Podolyak cho biết:
"Chúng tôi cần vũ khí hạng nặng để kết thúc cuộc chiến. Ukraine cần 1.000 lựu pháo cỡ nòng 155mm, 300 hệ thống rocket phóng loạt MLRS M270, 500 xe tăng, 2.000 xe bọc thép và 1.000 máy bay không người lái".
"Chúng tôi mới chỉ nhận được 10% số vũ khí mà Ukraine yêu cầu", bà Malyar thừa nhận.Ngoài ra, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cho hay:
"Năng lực quân sự của Nga vượt trội hơn chúng tôi về cả vũ khí và nhân lực. Dù Ukraine có cố gắng như thế nào, dù quân đội của chúng tôi có chuyên nghiệp ra sao, chúng tôi không thể thắng cuộc chiến này nếu không có sự hỗ trợ từ các đối tác phương Tây".
Theo bà Malyar, quân đội Ukraine thiếu vũ khí để chống lại lực lượng Nga một cách hiệu quả. Bà Malyar cho biết, quân đội Ukraine sử dụng từ 5.000-6.000 quả đạn pháo mỗi ngày. Theo ước tính của bà, số lượng đạn pháo mà lực lượng Nga bắn ra nhiều gấp 10 lần.
Trong một động thái mới đây nhất, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng các quốc gia thành viên cần hỗ trợ thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
"Ukraine nên được viện trợ nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Các đồng minh, đối tác của NATO đã và đang đẩy mạnh cung cấp vũ khí hạng nặng cho quốc gia này", ông Stoltenberg cho biết hôm 14/6 trong cuộc gặp nhà lãnh đạo của 7 quốc gia thành viên trước Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6.
Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, người chủ trì cuộc họp tuyên bố: "Về vũ khí, chúng tôi thống nhất rằng điều cốt yếu là Nga sẽ thất thế trong cuộc chiến này. Và do chúng tôi không thể để xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga, những gì chúng tôi cần làm là đảm bảo rằng Ukraine có thể đối phó với cuộc chiến đó và họ có quyền tiếp cận với tất cả các loại vũ khí cần thiết".
Đồng thời, về phía Washington, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Colin Kahl tiết lộ Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các tên lửa dẫn đường hạng nặng có tầm bắn 70 km để sử dụng cùng với hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS).
Ngày nay có nhiều rủi ro nghiêm trọng mà các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa, hệ thống tên lửa chiến thuật và tên lửa chống hạm có thể được chuyển giao cho Ukraine, tuy nhiên, vấn đề phương Tây cung cấp các loại vũ khí này vẫn đang được thảo luận.
Trước đó, Nga cảnh báo rằng, Ukraine có thể sẽ không đảm bảo được các lô vũ khí này không bị rơi vào tay các phần tử cực đoan hay khủng bố và an ninh châu Âu có thể sẽ bị đe dọa trong tương lai.