Đơn cử như các ngành: công nghiệp chế biến - chế tạo (hơn 1,3 triệu lao động); bán buôn, bán lẻ (hơn 1 triệu lao động); vận tải - kho bãi (khoảng 400.000 lao động); dịch vụ lưu trú và ăn uống (gần 750.000 lao động).
Nhóm lao động trong khu vực phi chính thức dễ bị tổn thương nhất. Báo cáo của một số tập đoàn, tổng công ty lớn như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp da giày... cũng cho thấy số lượng đơn hàng trong tháng 4 bị cắt giảm từ 40%-60%.
Vì vậy, các doanh nghiệp (DN) gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, DN vẫn đang cố giữ chân NLĐ bằng nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu cho NLĐ nghỉ luân phiên, giãn ca, giảm giờ làm… mà chưa tính đến sa thải lao động.
* Theo BHXH Việt Nam, đến nay, số đơn vị, DN trong cả nước đã nộp hồ sơ được phê duyệt tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là 745 đơn vị, tương ứng với 68.359 lao động.
Ước tính số tiền được tạm dừng đóng 2 khoản này khoảng 259 tỉ đồng. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Số liệu thống kê cho thấy số người tham gia BHXH bắt buộc ở các tỉnh, TP đều giảm mạnh so thời điểm tháng 12-2019; đối tượng tham gia BHXH bắt buộc giảm nhiều, điển hình như: TP HCM (210.982 người), Bình Dương (101.628 người), Hà Nội (65.038 người)...
Đến hết tháng 4-2020, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,419 triệu người (đạt 89,9% kế hoạch giao); giảm 421.000 người so tháng 3-2020, giảm 780.000 người so năm 2019.
Theo hướng dẫn trước đó của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi đáp ứng đủ một số điều kiện, DN sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nhưng không quá 12 tháng.