Cảnh báo trên được các nhà khoa học đưa ra trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí "Nature Climate Change" (Biến bổi khí hậu tự nhiên).
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết nếu chúng ta có thể duy trì mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C, thì con số trên sẽ được giới hạn ở mức 1/10.
Đồng tác giả nghiên cứu trên, nhà khoa học Su-Jong Jeong, thuộc Đại học Khoa học và công nghệ Thâm Quyến, Trung Quốc, cho biết:
"Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 1,5 độ C, các khu vực Nam Âu, miền Nam châu Phi, Trung Mỹ, vùng duyên hải Australia và khu vực Đông Nam Á - những nơi sinh sống của hơn 1/5 nhân loại - sẽ tránh được đánh kể nguy cơ đất đai trở nên khô hạn so với trường hợp nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 2 độ C".
Nhà khoa học Jeong cùng các đồng nghiệp đã sử dụng các dự báo từ một số mô hình khí hậu theo các kịch bản khí hậu khác nhau để đưa ra dự báo về tình trạng khô hạn hóa đất.
Đất bị khô hạn hóa là một mối đe dọa lớn, đẩy nhanh quá trình mất chất của đất và gây ra sa mạc hóa, làm biến mất nhiều giống cây có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khí các-bon - thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên.
Tình trạng này cũng khiến các trận hạn hán và cháy rừng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng cho trồng trọt và sinh hoạt.
Nhóm nghiên cứu trên đã phát hiện rằng nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 2 độ C vào bất cứ thời điểm nào từ năm 2052 - 2070, khoảng 24 - 32% tổng quỹ đất trên bề mặt Trái Đất sẽ bị khô cằn và tình trạng này diễn ra ở cả 5 loại vùng khí hậu hiện nay gồm siêu khô cằn, khô cằn, bán khô cằn, khô cận ẩm, và ẩm.
Nhưng nếu nhiệt độ Trái Đất tăng 1,5 độ C, tức thấp hơn mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris, con số trên sẽ được giảm xuống còn khoảng 8 - 10%.
Nhóm nghiên cứu kêu gọi cần khẩn cấp tăng cường các nỗ lực giảm mức tăng nhiệt độ Trái Đất để giảm sự lan rộng của tình trạng khô hạn đất.