Hôm nay, Jack Ma không còn là Chủ tịch của Alibaba

Linh Anh |

Nhà sáng lập Jack Ma sẽ từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Alibaba vào ngày 10/9.

Năm 2019 là một năm trọng đại với gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Kỷ niệm 20 năm thành lập, người sáng lập Jack Ma sẽ từ chức khởi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty vào ngày hôm nay, 10/9.

Ra đời năm 1999, Alibaba đã chuyển từ một công ty thương mại điện tử truyền thống sang một tập đoàn với hình thức kinh doanh đa dạng, từ vận tải, giao đồ ăn tới điện toán đám mây. Hiện tại, công ty này có giá trị hơn 460 tỷ USD.

Sự ra đi của Jack Ma khỏi đế chế mà ông khai sinh cũng là dịp để nhìn lại những khoảnh khắc lịch sử của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc.

Tháng 4/1999: Cuộc hành trình bắt đầu

Jack Ma tổ chức một cuộc họp trong chính căn hộ của mình năm 1999, thời điểm gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc được khai sinh.

Với một nhóm 18 nhà sáng lập do Jack Ma dẫn đầu, trụ sở đầu tiên của Alibaba là căn hộ của Jack Ma tại Hàng Châu, Trung Quốc. Thành phố này hiện cũng là nơi Alibaba đặt trụ sở chính.

Tháng 1/2000: SoftBank rót tiền

Masayoshi Son, nhà sáng lập SoftBank của Nhật Bản, đã đồng ý rót 20 triệu USD vào Alibaba trong vòng tài trợ đầu tiên vào tháng 1/2000.

"Chúng tôi không nói về doanh thu, chúng tôi thậm chí còn chẳng nói về môi hình kinh doanh. Chúng tôi chỉ nói về tầm nhìn chung.

Cả hai chúng tôi đều đi đến quyết định một cách nhanh chóng", Jack Ma nói về thương vụ lịch sử của cả SoftBank và Alibaba. Khoản đầu tư này giúp Alibaba phát triển và mang lại số tiền lãi khổng lồ cho SoftBank.

Hôm nay, Jack Ma không còn là Chủ tịch của Alibaba - Ảnh 1.

Tháng 5/2003: Taobao ra đời

Taobao là nền tảng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc, được điều hành bởi Alibaba. Đây là nơi người bán thứ cấp có thể bán sản phẩm của mình.

Trong năm tài chính 2015 của Alibaba, lượng hàng hóa bán trên Taobao đạt 1,59 nghìn tỷ tệ, tương đương 223,9 tỷ USD. Con số này tăng lên 3,11 nghìn tỷ tệ trong năm tài chính 2019.

Doanh thu từ Taobao là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của Alibaba.

Tháng 12/2004: Alipay ra mắt

Alipay là một trong hai nền tảng thanh toán lớn nhất của Trung Quốc. Đối thủ của nó là WeChat Pay thuộc sở hữu Tencent. Nó là một hệt hống dựa trên QR codes, loại mã mà ngày nay người ta có thể bắt gặp ở bất cứ cửa hàng nào.

Người mua trong các cửa hàng chỉ cần quét mã để thực hiện thanh toán. Alipay cũng được sử dụng trong các cửa hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, Alipay đã chứng tỏ nó là một sản phẩm gây tranh cãi trong suốt lịch sử của Alibaba, khiến công ty và người sáng lập Jack Ma bất đồng với các cổ đông chủ chốt như Yahoo và Softbank.

Tháng 8/2005: Yahoo trở thành cổ đông lớn nhất

Yahoo đã rót 1 tỷ USD vào Alibaba để đổi lấy 40% cổ phần, biến nó trở thành cổ đông lớn nhất của thương mại điện tử. Trong một phần của thỏa thuận, Alibaba sẽ nắm quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh của Yahoo ở Trung Quốc.

"Cùng nhau, chúng tôi sẽ tạo ra một trong những công ty Internet lớn nhất Trung Quốc và tài sản kết hợp của chúng tôi sẽ giúp chúng tôi trở thành công ty duy nhất ở vị trí dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực quan trọng đang góp phần thúc đẩy sự bùng nổ Internet ở Trung Quốc như tìm kiếm, thương mại và thông tin liên lạc", Terry Semel, CEO Yahoo thời điểm đó, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Tháng 11/2007: IPO tại Hồng Kông

Trước khi Alibaba chào sàn tại Mỹ năm 2014, nó đã thực hiện một đợt IPO tại Hồng Kông vào năm 2007. Việc lên sàn đã giúp công ty thu về 13,1 tỷ đô la Hồng Kông. Ngày khai trương, cổ phiếu Alibaba tăng từ giá chào bán 13,50 đô la Hồng Kông lên 39,50 đô la Hồng Kông.

Tháng 4/2008: Tmall ra đời

Alibaba đã ra mặt một sản phẩm có tên Taobao Mall và sau đó trở thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall hiện là mộ trong những tài sản thương mại điện tử quan trọng nhất của Alibaba về mặt doanh thu. Tmall đã định vị mình là nơi các thương hiệu nước ngoài có thể thiết lập các cửa hàng trực tuyến và bán hàng cho người tiêu dùng Trugn Quốc.

Các thương hiệu thời trang xa xỉ, nhà sản xuất thiết bị điện tử hay thậm chí là Starbucks đều có mặt trên Tmall.

Tháng 9/2009: Ra mắt kinh doanh điện toán đám mây

Alibaba đã ra mắt hoạt động kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây vào năm 2009 và hiện tại là một trong những công ty lớn nhất tại Trung Quốc.

Điện toán đám mây là nguồn doanh thu lớn thứ 2 cho công ty đồng thời là lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Giám đốc điều hành của Alibaba, ông Daniel Zhang, nói rằng đám mây sẽ trở thành lĩnh vực kinh doanh chính của công ty trong tương lai.

"Điện toán đám mây là chiến lược dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng mọi doanh nghiệp trong tương lai sẽ được cung cấp bởi dịch vụ này", Zhang chia sẻ.

Tháng 11/2009: Ngày độc thân ra đời

Ngày độc thân, hay ngày 11/11, là sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm ở Trung Quốc. Nó được CEO Zhang khai sinh.

Trong ngày này, các nhà bán lẻ giảm giá lớn. Chính vì vậy, đây trở thành một lễ hội trị giá hàng tỷ USD. Alibaba cho biết tổng giá trị hàng hóa được bán trong ngày 11/11/2009 là 7,8 triệu USD. Đến năm 2018, con số này là 30,8 tỷ USD.

Tháng 5/2011: Khẩu chiến vì Alipay

Alibaba đã bán Alipay cho một nhóm do Jack Ma kiểm soát. Thời điểm đó, công ty cho biết đây là quy tắc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên, Yahoo cho biết họ không được thông tin về vụ mua bán này.

Cuối cùng, các bên đi đến một thỏa thuận. Alibaba sẽ nhận ít nhất 2 tỷ USD và cao nhất là 6 tỷ USD nếu Alipay chào sàn. Ngoài ra, Alipay sẽ phải phục vụ cho Taobao miễn phí.

Tháng 6/2012: Hủy niêm yết ở Hồng Kông

Alibaba bỏ ra 2,45 tỷ USD để mua lại 27% cổ phần do công chúng nắm giữ. Điều đó đồng nghĩa với giá mua lại là 13,5 đô la Hồng Kông cho 1 cổ phiếu, bằng với giá IPO.

Tháng 9/2012: Alibaba mua lại cổ phần từ Yahoo

Thương vụ này trị giá 7,6 tỷ USD. Yahoo nhận 6,3 tỷ USD tiền mặt và 800 triệu USD cổ phiếu ưu đãi của Alibaba. Đây là một khoản lãi lớn của Yahoo.

Tháng 9/2014: IPO tại New York.

Alibaba huy động được 25 tỷ USD trong đợt IPO này.

Sau sự kiện gây tranh cãi của Alipay, Ant Financial được tạo ra để không chỉ thực hiện thanh toán mà còn đảm nhiệm cả các dịch vụ tài chính khác. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu tham vọng của Alibaba trong thị trường tài chính hoặc fintech.

Ant Financial hiện là công ty fintech lớn nhất Trung Quốc với giá khoảng 150 tỷ USD.

Tháng 8/2015: Bỏ 4,6 tỷ USD mua Suning

Đây là bước đi mới, đánh dấu sự lấn sân của Alibaba, từ bán lẻ điện tử sang các cửa hàng vật lý. Mục đích của họ là tập hợp các khoản thanh toán, thương mại điện tử, giao thực phẩm và các hoạt động kinh doanh khác vào một hệ sinh thái lớn. Đó là chiến lược mà Alibaba vẫn đang áp dụng.

Tháng 4/2016: Đi ra thế giới

Kể từ khi được thành lập, Alibaba vẫn chỉ đặt trọng tâm vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 4/2016, bằng việc nắm cổ phần Lazada, một công ty thương mại điện tử có trụ sở ở Singapore, Alibaba đã đánh dấu bước đi đầu tiên tới Đông Nam Á và cũng là dấu chân đầu tiên ra thị trường quốc tế.

Tháng 2/2018: Alibaba mua cổ phần của Ant

Ant Financial nhằm đến 2 tỷ người dùng trong một thập kỷ và Alibaba đã mua lại 33% cổ phần của Ant Financial.

Tháng 9/2019: Jack Ma từ chức

Vào tháng 9/2018, Alibaba cho biết Jack Ma sẽ từ chức hội đồng quản trị sao 1 năm, tức ngày 10/9/2019. CEO Zhang sẽ đảm nhận vị trí của Jack Ma, người tiếp tục ở lại hội đồng quản trị cho tới sau đại hội cổ đông năm 2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại