Nhìn chung, có rất ít rủi ro
Đối với phần đa người dùng đại trà, iPhone gần như không có rủi ro liên quan đến virus, theo Marc Rogers, giám đốc an ninh số tại Okta. Rogers là một trong những hacker mũ trắng đầu tiên hack thành công TouchID của Apple.
Amit Serper, người đứng đầu mảng nghiên cứu bảo mật tại Cybereason, cũng đồng ý với quan điểm này khi cho rằng “Apple có một mô hình bảo mật khép tín cho iOS đến mức nó như thể là một khu vườn kín cổng cao tường vậy.”
Khái niệm khu vườn đóng kín này cũng được áp dụng cho việc Apple yêu cầu các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba cần được hãng này phê duyệt trước khi xuất hiện trên Apple. Cách này đã ngăn chặn một cách hiệu quả việc các phần mềm độc hại xuất hiện trên điện thoại của người dùng.
Android trong khi đó là một môi trường màu mỡ hơn cho các phần mềm độc hại bởi có quá nhiều phiên bản hệ điều hành này đang tồn tại. Vấn đề điện thoại có nhận được các bản vá về bảo mật hay không cũng được quyết định bởi nhà mạng hoặc các nhà sản xuất chứ không phải là Google.
Trái ngược lại, người dùng các thiết bị Apple có thể cập nhật phần mềm của mình thường xuyên hơn. Tránh được sự phân mảnh mà Android vấp phải là chìa khoá Apple có thể làm được điều này.
Không thiết bị nào là không có điểm yếu
Dù vậy, các chuyên gia cũng thừa nhận thực tế rằng không có một thiết bị nào là không có điểm yếu. Khi mặt lợi ích của việc tấn công tăng tiến, việc các công cụ độc hại được phát triển có thể là chuyện một sớm một chiều.
Business Insider khuyến cáo người dùng iPhone không nên “jailbreak” thiết bị của mình. Trong trường hợp bạn chưa biết, “jailbreak” là việc thực hiện những thay đổi không được chấp thuận với iOS để cho phép cài đặt ứng dụng không có trên App Store.
Bên cạnh đó, người dùng cũng nhất thiết nên cập nhật các phiên bản hệ điều hành mới nhất trên iPhone của mình. “Đặt mật khẩu mạnh cho điện thoại và các dịch vụ trực tuyến, chỉ cài đặt ứng dụng bạn tin tưởng và không click vào các đường link đáng ngờ” cũng là một số khuyến cáo mà các chuyên gia đưa ra.