Chuyến công du "khó khăn"
Bước vào năm nay, phạm vi ngoại giao của Chủ tịch Kim Jong Un đã được mở rộng một cách đáng kể. Bắt đầu năm mới bằng hội đàm cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau đó liên tục tổ chức các hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Nga – Triều đồng thời tìm kiếm các sách lược ngoại giao cho Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên đây lại là giai đoạn, Triều Tiên chưa tìm thấy điểm nào sắc nét. Không giống như năm ngoái, vốn được hoan nghênh chỉ bằng cách thể hiện ý chí "phi hạt nhân hóa", hiện nay dường như cả Mỹ và các quốc gia khác đều đang yêu cầu từ phía Triều Tiên những hành động cụ thể.
JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) nhận định, chiến lược đàm phán hiện nay được cho sẽ ảnh hưởng tới vị trí lãnh đạo tối cao mà Chủ tịch Kim Jong Un đảm nhận trong gần 8 năm vừa qua.
Tờ này cho biết, trong hệ thống thể chế của Triều Tiên, thứ cho thấy rõ nhất vị thế mà Chủ tịch Kim Jong Un đang nắm giữ chính là "'Mười nguyên tắc thiết lập hệ thống lãnh đạo duy nhất của đảng Lao động".
Đây là văn kiện gồm 11 trang được từ các quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên đến người dân đều tôn sùng, còn được gọi là "10 nguyên tắc lớn". Văn kiện này đề cập một cách chi tiết làm thế nào để noi theo hai nhà lãnh tụ của Triều Tiên là cố Chủ tịch Kim Il Sung và Kim Jung Il.
Nó gần như được xem là kim chỉ nam cho hành động chính sách của Chủ tịch Kim Jong Un kể từ năm thứ hai năm quyền 2013.
Tuy nhiên, JoongAnh Ilbo cho biết, từ quan điểm này, chuyến thăm Nga của Chủ tịch Kim Jong Un vào cuối tháng trước đã bộc lộ nhiều sự sai lệch so với "10 nguyên tắc" nói trên.
Chủ tịch Kim Jong Un thở dốc và tỏ ra lo lắng trong cuộc đàm phán với TT Putin
Việc Triều Tiên tuyên bố tổ chức hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Nga trước khi ông Kim Jong Un khởi hành tới Triều Tiên là điều mới lạ - một hành động ngoại lệ chưa từng có trước đây.
Sau buổi tiễn đoàn long trọng tại ga Bình Nhưỡng, phái đoàn Triều Tiên đã có một hành trình "khó khăn" để có mặt tại Nga. Chiếc tàu chuyên dụng đưa Chủ tịch Kim Jong Un đến Nga đi qua ga Hassan trên con đường dốc bằng gỗ trong trạng thái không được lắp ráp đúng cách, lớp sơn cũng không hoàn chỉnh.
Nhân viên an ninh của Triều Tiên đợi sẵn ở ga Vladivostok nhanh chóng khử trùng tay cầm tàu hỏa nhưng quá trình dừng tàu tại địa điểm định trước cũng đã gặp khó khăn.
Câu chuyện cho thấy sự thiếu sót trong khâu chuẩn bị và cả những nghi thức tiếp đón được đánh giá khá lộn xộn. Buổi lễ chào mừng được tổ chức trên một con đường bốn làn, vòng trước nhà ga. Thật khó để tìm ra biểu hiện chào đón 'nguyên thủ quốc gia' tối thiểu, chẳng hạn như trải nhựa một phần đường hoặc phủ lớp sơn mới.
Sự việc đáng chú ý hơn diễn ra vào ngày 25/4 – ngày tổ chức hội đàm song phương. Sau khi có mặt tại Đại học Liên bang Viễn Đông – nơi diễn ra hội đàm, ông Kim Jong Un bước xuống xe với tà áo bị mắc ở phần sau thắt lưng và trở nên nhăn nhúm nhưng không một ai có thể đến và chỉnh sửa lại cho ông.
Đây là cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Vladimir Putin và ông đã gặp sự cố về trang phục trong bối cảnh mang tính quyết định khi cả cộng đồng quốc tế đều đổ dồn sự chú ý về đây.
Sau khi tặng món quà là thanh bảo kiếm cho ông Putin, Chủ tịch Kim Jong Un nhận lại một đồng xu -theo truyền thống Nga, điều này tượng trưng tránh vận rủi khi tặng vũ khí cho người khác.
Tuy nhiên, ông Kim không được chuẩn bị kĩ càng và theo ghi nhận, ông đã suýt đánh rơi đồng xu ấy.
Hay trong cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, hình ảnh ông Kim Jong Un chà 2 ngón tay trỏ với vẻ lo lắng hay hành động thở dốc cũng đã được ghi lại.
"Sét đánh giữa trời quang"
Theo truyền thông Hàn Quốc, vấn đề không chỉ dừng lại ở mặt nghi lễ: "Biểu cảm được cho là cứng nhắc của Tống thống Putin khi đón Chủ tịch Kim Jong Un sau chuyến hành trình dài 1800km từ Bình Nhưỡng bằng tàu hỏa khiến người ta cảm nhận được khoảng cách giữa 2 nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống".
Đặc biệt, Tổng thống Putin phát biểu tại họp báo rằng : "Chúng tôi có cùng quan điểm với Mỹ về vấn đề phi hạt nhân hóa" (tức muốn thấy Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn). JoongAng Ilbo cho rằng, phát biểu này như "sét đánh giữa trời quang" đối với ông Kim Jong Un.
"Bầu không khí này dường như được dự đoán được khi sắc mặt của đội ngũ ngoại giao Triều Tiên tối dần đi. Trước hội đàm, hình ảnh các quan chức cấp cao triều Tiên như Ngoại trưởng Ri Yong Ho hay Thứ trưởng thứ nhất bộ ngoại giao Choi Son Hui đứng xếp hàng để chào Tổng thống Putin, hai người đứng ở tư thế thẳng và bắt tay với ông Putin", tờ này mô tả.
Hai quan chức ngoại giao Triều Tiên bắt tay với TT Putin
Đây là một dấu hiệu cho thấy có rất nhiều bất đồng trong quá trình điều phối chương trình nghị sự cấp cao giữa Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Nga Putin, báo Hàn nhận định.
Một số nhà phân tích cho rằng, việc để xuất hiện thiếu sót trong nghi lễ ngoại giao lần này là do thiếu vắng bà Kim Yo Jong - em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Ngoài ra, cũng có một số đánh giá cho rằng, những lỗi phát sinh trong quá trình hội đàm cấp cao Nga Triều là "điều đã được dự báo trước".
"Ông Kim Jong Un đã gặp Tổng thống Putin như một chỗ bấu víu sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội nhưng kết quả không như ông mong muốn. Nga rất cũng coi trọng mối quan hệ ngoại giao hữu nghị với Hàn Quốc - không kém Triều Tiên - và năm tới đây sẽ kỉ niệm 30 năm quan hệ hữu nghị giữa hai nước Nga – Hàn", JoongAng Ilbo viết.
Tiến sĩ Seo Dong Ju tại Viện nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Hàn Quốc đánh giá: "Nếu chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Kim Jong Un phản ánh thực trạng quan hệ Nga Triều trong 8 năm qua thì sau khi chứng kiến các cuộc tham vấn cấp cao Nga – Hàn, có lẽ ông Kim sẽ buộc phải nhanh chóng thúc đẩy mối quan hệ Nga Triều sâu đậm thân thiết hơn nữa".
Tờ JoongAng Ilbo cho rằng, sau kết quả không được như mong đợi tại thượng đỉnh Nga Triều lần này, không dễ để biết được ông Kim Jong Un sẽ chọn đi con đường nào nhưng chắc chắn rằng với hệ thống vũ khí hạt nhân hiện có, sẽ có rất nhiều thách thức để ông Kim duy trì "sự tôn nghiêm tối cao" của hệ thống chính trị Triều Tiên trong thời gian dài.
10 nguyên tắc lớn của đảng Lao động Triều Tiên
1. Phải đấu tranh hết mình vì thống nhất dân tộc dựa trên tư tưởng cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại Kim Il Sung
2. Phải một lòng trung thành và noi theo vị lãnh tụ vĩ đại Kim Il Sung
3. Phải tuyệt đối hóa quyền uy của lãnh tụ tối cao Kim Il Sung
4. Phải nhất mực tin tưởng hệ tư tưởng cách mạng của lãnh tụ vũ đại Kim Il Sung và phải một lòng noi theo những lời căn dạy của lãnh tụ
5. Trong quá trình thực hiện những lời căn dạy của lãnh tụ Kim Il Sung phải tuyệt đối tuân theo các nguyên tắc đề ra vô điều kiện.
6. Phải đẩy mạnh đoàn kết cách mạng và ý chí thống nhất của toàn đảng với lãnh tụ Kim Il Sung là trung tâm.
7. Phải học tập noi theo sự nghiệp cách mạng chủ nghĩa cộng sản của lãnh tụ Kim Il Sung. Phải có tác phong mang tinh thần quần chúng nhân dân
8. Phải giữ gìn trân quý sinh mệnh cách mạng mà lãnh tụ Kim Il Sung đã để lại, đồng thời báo đáp sự tín nhiệm lớn và sự quan tâm cho tinh thần tự giác chính trị bằng lòng trung thành của mình.
9. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của lãnh tụ Kim Il Sung, phải thiết lập kỉ luật tổ chức nghiêm ngặt để toàn đảng, toàn quốc, toàn quân cùng đoàn kết hành động
10. Thành tựu cách mạng vĩ đại do lãnh tụ Kim Il Sung tiên phong phải được duy trì đến cùng và đạt được thành công.
Tóm tắt hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều