Hội nghị Bộ trưởng APEC AMM: Tiến nhanh đến mục tiêu BOGO

Nhóm PV APEC |

Mặc dù tiến trình thực hiện Mục tiêu Bogor đang chậm lại, song APEC vẫn sẽ không từ bỏ quyết tâm thực hiện mục tiêu này đúng thời hạn.

Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại giao và kinh tế APEC lần thứ 29 đã diễn ra tại Đà Nẵng dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Các bộ trưởng đã nhất trí sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực để tiến tới thực hiện mục các mục tiêu của APEC đúng thời hạn.

Tại Hội nghị này, Bộ trưởng ngoại giao và Kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên của APEC đều nhất trí cho rằng, quan tâm lớn nhất của APEC hiện nay chính là đạt được các mục tiêu nền móng, trong đó có mục tiêu Bogo về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, các Bộ Trưởng có thể tận dụng tối đa cơ hội trước thềm hội nghị cấp cao APEC để thể hiện sự linh hoạt, mong muốn trong việc hội nhập kinh tế khu vực. Các Bộ trưởng cũng mong muốn có thể hoàn thành những gì còn thiếu sót và đề ra được mục tiêu cần thiết nhất cho quá trình trên.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong viễn cảnh thay đổi nhanh chóng và bất ổn của kinh tế thế giới, các nền kinh tế thành viên của APEC sẽ phải thể hiện "thông điệp kiên định rõ ràng về tự do hóa và mở rộng kinh tế và đầu tư khu vực".

Tuy nhiên, cũng cần phải lạc quan để nhìn nhận rằng, dù bảo hộ thương mại, chống toàn cầu hóa là thách thức to lớn cho tăng trưởng của APEC nói riêng và thế giới nói chung, thì xu hướng tự do hóa thương mại vẫn mạnh mẽ hơn, vẫn là quyết tâm của các nhà lãnh đạo hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC.

TS. Alan Bolard, Giám đốc Ban thư ký APEC quốc tế cho biết, mặc dù tiến trình thực hiện Mục tiêu Bogor đang chậm lại, song APEC vẫn sẽ không từ bỏ quyết tâm thực hiện mục tiêu này đúng thời hạn.

“Trong nhiều năm nay, quá trình thực hiện Mục tiêu Bogor tương đối khó khăn và có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, đây là mục tiêu hàng đầu của APEC, với sự đồng thuận của các nền kinh tế thành viên hướng tới một môi trường thương mại tự do và mở cửa. Chính vì vậy, APEC vẫn phải nỗ lực hết sức từ cải cách thể chế, cơ chế, hợp tác biên giới…để hoàn thành mục tiêu này một cách thành công dù còn rất nhiều vấn đề chuyên môn cần phải thảo luận”, TS. Alan Bolard cho hay.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, Diễn đàn cần tiên phong làm sống động thương mại và đầu tư khu vực, cũng như điều phối các liên kết đa tầng nấc ở khu vực, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Cộng đồng ASEAN, Liên minh Thái Bình Dương… hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và quan hệ đối tác toàn khu vực.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 nhấn mạnh, APEC phải khẳng định năng lực thích nghi, chuyển hóa và dẫn dắt. Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, APEC sẽ tiếp tục đóng góp vào việc bảo đảm châu Á – Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, vì lợi ích của người dân và các doanh nghiệp.

Mục tiêu Bogor mặc dù không phải là trọng tâm của năm APEC 2017 mà Việt Nam là nước chủ nhà, song 4 ưu tiên mà Việt Nam đề xuất bao gồm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng, tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là việc nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số cũng mang những nội hàm tạo thuận lợi hóa cho thương mại và đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế thành viên, tạo động lực để các nền kinh tế có xuất phát điểm thấp tăng trưởng bền vững hơn./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại