Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ khiến Nga "sởn tóc gáy"?

Bảo Lam |

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh chiến lược Các lực lượng vũ trang Mỹ, tướng John Hayten vừa tuyên bố rằng Mỹ sẽ nâng cấp học thuyết hạt nhân của mình từ nay tới cuối năm 2017.

Thay đổi mang tính bước ngoặt

Ngoài ra, hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ sẽ có những thay đổi. Về phần mình, tổng thống Mỹ Donald Trump trong những tuyên bố từng đưa ra trước đây của mình không che dấu rằng Washington dự định sẽ giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.

Về sự "tái nạp nguyên tử" và về việc chiến lược của Mỹ sẽ thay đổi và đóng vai trò như thế nào đối với việc mối quan hệ Nga và Mỹ sẽ ngày càng xấu đi được hãng thông tấn Russia Today giải đáp.

Những thảo luận liên quan tới việc Mỹ cần phải thay đổi chiến lược của mình trong lĩnh vực hệ thống phòng thủ chống tên lửa và áp dụng tam giác hạt nhân đã được khởi động từ trước khi Donald Trump tuyên bố nhậm chức.

Tuy nhiên, các hoạt động thực tiễn liên quan tới việc nâng cấp những hệ thống được bắt đầu từ mùa xuân năm 2017. Trong khuôn khổ chương trình nâng cấp theo kế hoạch, Mỹ dự định sẽ tính tới mọi mối hiểm họa hiện hữu.

Có nghĩa là Mỹ quan tâm tới những khả năng của Triều Tiên và chương trình hạt nhân của họ, đặc biệt chú trọng tới những mối hiểm họa từ các tên lửa đạn đạo của đối thủ tiềm tàng. Nói chung, định hướng mới đưa ra mục tiêu tăng cường tiềm lực của quân đội Mỹ trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa.

Học thuyết hạt nhân mới của Mỹ khiến Nga sởn tóc gáy? - Ảnh 1.

Một vụ thử tên lửa đạn đạo mới của Mỹ đã được thực hiện thành công. Ảnh minh họa/Wiki

Thông tin này được thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, bà Dana White chia sẻ. Điều đáng thú vị đó là Mỹ bắt đầu triển khai nghiên cứu chế tạo các máy bay không người lái chuyên dụng có thể mang các đầu đạt hạt nhân sức công phá nhỏ tới bất cứ nơi nào.

Thông tin này được lãnh đạo Bộ Tham mưu Không lực Mỹ, tướng David Goldfin chia sẻ. Vị tướng này cũng nhấn mạnh rằng, những thay đổi có thể liên quan tới không chỉ các phương tiện chuyên chở những đầu đạt hạn nhân cũng như số lượng và cả sức công phá của chúng.

Từ Tổng thống Bill Clinton tới Donald Trump

Hãng thông tấn Russia Today cho biết rằng chính sách xem xét lại học thuyết hạt nhân của Mỹ do cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton khởi xướng. Trong nhiều thập niên vừa qua, định hướng sử dụng các lực lượng hạt nhân của Mỹ đã thay đổi 3 lần, và lần bổ sung mới này sẽ là thứ tư.

Lấy ví dụ, học thuyết 1994 được xây dựng vào năm 1994 và là phản ứng của Washington trước sự tan rã của Liên Xô. Khi đó Mỹ đã xác định hướng cắt giảm vai trò của vũ khí hạt nhân và số lượng của vũ khí này.

Bên cạnh đó, Washington lần đầu tiên coi vũ khí hạt nhân như phương tiện phòng vệ của các nước đồng minh với Mỹ. Sau đó, vào năm 2010, Mỹ hoàn toàn từ bỏ ý định phát triển các lực lượng hạt nhân khi quyết định chú trọng vào những công nghệ phi hạt nhân, chế tạo các tên lửa hành trình và phát triển vũ khí tên lửa hải quân và không quân.

Liên quan tới việc học thuyết mới sẽ được thông qua, tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí quốc gia" (Nga), ông Victor Murakhovsky đã tuyên bố rằng, Mỹ trước đó từng có chủ ý trong việc phát triển vũ khí phi hạt nhân chiến lược.

Và điều này cũng sẽ được kế thừa trong học thuyết mới. Lý do Lầu Năm Góc từ bỏ công tác nâng cấp vũ khí hạt nhân đó là Mỹ hiểu rằng sẽ nếm trải thất bại nếu xảy ra chiến tranh với Nga, nên cần phải chiếm được ưu thế trong lĩnh vực khác.

Về phần mình, đồng chủ tịch Hiệp hội các nhà nghiên cứu chính trị quân sự Nga, tiến sĩ khoa học chính trị Sergei Melkov tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn Russia Today rằng cuộc xung đột giữa Mỹ và Nga tác động tới học thuyết hạt nhân của Mỹ.

Bởi vậy, những thay đổi nhất định sẽ liên quan tới những sự phản kháng của Nga, quốc gia mà hiện nay đang là đối thủ tiềm tàng thực sự duy nhất của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại