Hoàng tộc Trung Quốc thời cổ đại không hề có cặp song sinh nào và bí mật ít ai biết đến phía sau

Chan |

Trong suốt thời kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm của Trung Quốc, các Hoàng đế đều có tam cung lục viện với nhiều phi tần, hoàng tử, công chúa. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong lịch sử lại gần như không hề nhắc đến trường hợp sinh đôi trong gia đình hoàng tộc.

Không giống như hiện nay, người Trung Quốc thời xưa thường tin rằng sinh đôi là một điều không may mắn. 

Nếu người phụ nữ trong nhà sinh đôi, sợ mang vận xui và bị mọi người xung quanh chỉ trích, các gia đình phong kiến sẽ mang cho người khác một đứa con, hoặc thậm chí là vứt bỏ cả 2 sinh linh nhỏ bé.

Trong hoàng cung, đây còn là một điều cấm kỵ hơn nữa. 

Mặc dù không có tài liệu chính thức nào đề cập đến, nhưng theo nhiều sách dã sử ghi chép lại, nếu phi tần của Hoàng đế cho ra đời một cặp song sinh, Thái y sẽ được mời đến để xác định ai có thể trạng yếu hơn và mạng sống của đứa trẻ sẽ không còn được giữ lại nữa.

Hoàng tộc Trung Quốc thời cổ đại không hề có cặp song sinh nào và bí mật ít ai biết đến phía sau - Ảnh 1.

Cũng có tài liệu ghi lại, nếu hai Hoàng tử đều may mắn sống sót, họ sẽ mất đi quyền thừa kế ngai vàng trong tương lai. Và trong lịch sử, chỉ có duy nhất một trường hợp như vậy.

Trong cuốn "Lịch sử Minh triều", Hồ Thị - vợ của Sở Cung Vương (vị vua thứ 26 của nước Sở) sinh được hai Hoàng tử sinh đôi Hoa Khuê và Hoa Bích. 

Mặc dù cả hai người đều không có cơ hội được trở thành Hoàng đế, nhưng so với những cặp song sinh hoàng tộc khác, cuộc đời họ vẫn được xem là hạnh phúc nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Ngoài ra, cũng có một trường hợp sinh đôi nam-nữ khác, được gọi là thai Long Phượng. 

Theo "Bắc Tề thư", Hoàng hậu Lâu Thị đã hạ sinh cho vua Cao Hoan một cặp sinh đôi Hoàng tử và Công chúa, cả hai đều được vua nuôi dưỡng và hết mực yêu chiều.

Hoàng tộc Trung Quốc thời cổ đại không hề có cặp song sinh nào và bí mật ít ai biết đến phía sau - Ảnh 2.

Tuy nhiên, trong thời phong kiến, rất Hoàng tử, A Ca khi lớn lên đều xảy ra trường hợp "Huynh đệ tương tàn" để tranh giành ngôi báu. 

Trong số đó có những người, đặc biệt là con trai của Hoàng hậu thường được phong ngôi vị Thái tử - ứng cử viên sáng giá nhất của vị trí Hoàng đế từ lúc mới ra đời. 

Vì vậy, nếu có một đôi song sinh cùng có cơ hội được trở thành Thái tử, người ta sẽ bí mật loại bỏ một người.

Hoàng tộc Trung Quốc thời cổ đại không hề có cặp song sinh nào và bí mật ít ai biết đến phía sau - Ảnh 3.

Có lẽ, những vị Hoàng đế nổi tiếng mà chúng ta thường xem trên các bộ phim truyền hình như Càn Long, Khang Hy hay Ung Chính... họ cũng từng có một người anh em sinh đôi, nhưng thần may mắn đã mỉm cười và trao cho họ ánh sáng cuộc đời. 

Còn vận mệnh đứa trẻ bị coi là "mầm hoạ" trong cuộc chiến giành vương vị ở tương lai đã nhanh chóng bị đẩy vào bóng tối.

(Theo Sohu)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại