Đối với người phương Đông nói riêng, gạo, một trong những loại ngũ cốc, là thực phẩm rất quan trọng.
Từ hơn 2000 năm trước, khi đánh giá về vai trò của thực phẩm, cuốn Hoàng đế nội kinh đã viết: 'Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung' (lương thực nuôi dưỡng, hoa quả trợ giúp, thịt cá bổ ích, rau quả bổ sung).
Gạo chứa tinh bột, đạm thực vật, và dồi dào vitamin nhóm B nhất là B1 trong lớp vỏ cám.
Đây cũng là thực phẩm chứa chất xơ giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, nuôi dưỡng vi sinh vật đường ruột, chống táo bón, tăng cường miễn dịch và phòng chống được cả các bệnh ung thư ở đại tràng.
Gạo nhựa rất nguy hiểm tới sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong.
Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thực phẩm thiết yếu lại không hề dễ dàng trong bối cảnh hiện nay khi rất nhiều vụ gạo giả đang bày bán trên thị trường lại được phát hiện.
Tháng 5 năm ngoái, tờ The Star (Malaysia) đã đưa tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được cho đã thâm nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đe dọa tính mạng người tiêu dùng châu Á.
Còn theo Straits Times, loại gạo làm từ nhựa này từng được bán rất nhiều ở thị trường Trung Quốc, nhất là tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây.
Theo đó, gạo nhựa được làm từ khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp; các nguyên liệu này được đúc thành hình như hạt gạo thật.
Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Singgapore cảnh báo gạo giả khi nấu lên sẽ cho ra những hạt cơm rất dai, ăn vào có thể gây chết người hoặc khiến hệ tiêu hóa bị hủy hoại trầm trọng.
"Một số chất như keo nhựa không thể ăn được và về lâu dài sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa", chuyên gia về dinh dưỡng của Viện Tim mạch Quốc gia (IJN) Mary Easaw-John cho biết.
Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo ăn 3 bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Chưa dừng lại ở đó, loại gạo giả này còn có thể gây chết người hoặc hủy hoại nghiêm trọng hệ tiêu hóa.
Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng gạo. Việc thu hoạch hơn 200 triệu tấn gạo mỗi năm khiến đất nước này trở thành nhà xuất khẩu gạo bậc nhất trên thế giới.
Vì thế, những chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ một vài thủ thuật đơn giản giúp các bà nội trợ có thể kiểm tra xem mình đang ăn bát cơm "dẻo thơm từng hạt" hay cơm nhựa.
Thử nghiệm với cốc nước
Đổ một thìa gạo vào một cốc nước lạnh. Nếu tất cả gạo đều chìm xuống đáy cốc, đó là gạo "xịn chính hiệu". Còn nếu hạt gạo nổi lên, hãy cẩn thận đó là gạo giả.
Thử nghiệm với lửa
Cho gạo vào một cái thìa nhôm, sau đó dùng bật lửa hoặc diêm đốt. Nếu gạo cháy ngay và bốc mùi như mùi nhựa, bạn đã tìm ra kết quả chính xác.
Hoặc bạn lấy 1 ít cơm nguội cho vào một cái nồi và bật lửa nhỏ. Nếu cơm có dấu hiệu cháy nhanh và có mùi nhựa, bạn đừng dại mà ăn chúng. Đó là gạo giả.
Thử nghiệm với chiếc cối
Bắt đầu thử nghiệm này bằng cách giã một nắm gạo cho đến khi chúng chuyển thành bột mịn. Nếu xuất hiện bột màu trắng và mịn thì đó là gạo thật. Còn nếu là gạo giả, bạn sẽ thấy màu vàng nhạt xuất hiện.
Thử nghiệm bằng cơm
Nếu bạn muốn biết chắc chắn liệu bát cơm cả gia đình ăn hàng ngày có an toàn hay không, hãy cho một ít cơmvào trong hộp kín khí và đặt vào nơi có nhiệt độ cao.
Sau 3 ngày, phần cơm đó sẽ có dấu hiệu mốc. Đó là gạo thật. Chỉ có gạo giả mới "trường tồn với thời gian".
Theo Top Healthy Life Advices