Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh

HỒNG ĐẬU TT |

Xuất thân trong gia đình quý tộc, vừa có sắc lại vừa có tài, còn là Hoàng hậu được Phổ Nghi cưới hỏi đàng hoàng, nhưng ai mà ngờ ngôi vị "mẫu nghi thiên hạ" chỉ đem đến cho bà một đời thê thảm.

Quách Bố La Uyển Dung (1906-1946), tự Mộ Hồng, hiệu Thực Liên, người Mãn Châu Chính Bạch Kỳ, thuộc tộc Đạt Oát Nhĩ. Quách Bố La Uyển Dung là chính thất của Hoàng đế Phổ Nghi. 

Bà là vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh và cũng là Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. 

Uyển Dung được đánh giá là vị Hoàng hậu đẹp nhất thời kỳ cuối nhà Thanh, nhưng ngờ đâu ngôi vị Hoàng hậu chỉ đem lại cho bà một đời thê thảm.

Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh - Ảnh 1.

Uyển Dung sinh ra tại Bắc Kinh, xuất thân trong một gia đình quý tộc Mãn Châu, cha là Quách Bố La Vinh Nguyên - đại thần phủ Nội Vụ. 

Tuy sống trong thời kỳ phong kiến nhưng Quách Bố La Vinh Nguyên không hề xem nhẹ việc giáo dục con gái. 

Ông coi việc dạy dỗ con trai con gái bình đẳng như nhau, thậm chí đối với việc giáo dục con gái còn có phần khắt khe hơn. 

Ông mời nữ sĩ người Mĩ Isabel Ingram đến dạy học cho Uyển Dung, vì thế Uyển Dung từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây.

Năm 1922, Uyển Dung vừa tròn 16 tuổi, được tuyển chọn vào cung. 

Uyển Dung không những duyên dáng, đoan trang, mà còn tinh thông cầm kỳ thi họa, lại biết ngoại ngữ, có thể nói là tài mạo song toàn, gia thế hiển hách. 

Tuy nhiên, bà được phong làm Hoàng hậu không phải vì vẻ đẹp diễm lệ, cũng không phải vì tài năng hiếm có.

Hoàng đế Phổ Nghi miễn cưỡng phong Uyển Dung làm Hoàng hậu, bởi ông càng yêu chiều sủng ái một phi tần khác là Văn Tú. 

Văn Tú cũng chính là người sau này thực hiện vụ ly hôn đầu tiên với vua trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh - Ảnh 2.

Năm 1924, Bắc Kinh xảy ra chính biến, vua Phổ Nghi cùng hoàng thân đều bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành. 

Uyển Dung lúc này theo Phổ Nghi bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới, không còn cung điện, không còn người hầu kẻ hạ... Thời thế đổi thay, bà không biết điều gì đang đợi mình ở phía trước.

Cởi bỏ bộ phục sức dành cho Hoàng hậu, Uyển Dung khoác lên mình bộ sườn xám thịnh hành nhất thời bấy giờ. 

Bà uốn tóc, đi giày cao gót thời thượng. Bà không còn là một bậc mẫu nghi thiên hạ, mà chỉ là một người phụ nữ bình thường. Nhưng điều đó cũng không thể làm lu mờ vẻ đẹp diễm lệ của bà.

Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh - Ảnh 3.

Tháng 3/1932, Phổ Nghi được quân Nhật lập làm Hoàng đế bù nhìn và một lần nữa, Uyển Dung lại được phong làm Hoàng hậu. 

Vốn là một người con gái chịu ảnh hưởng nền giáo dục phương Tây từ khi còn nhỏ, nên khi thời thế thay đổi bà cũng nhanh chóng bắt kịp.

Mỗi khi Phổ Nghi ra ngoài tiệc tùng hay đi dạo phố rất thích để bà đi theo mà không hay đi cùng Văn Tú.

Trải qua một thời gian dài như vậy, Văn Tú dần sinh chán nản và cuối cùng đã quyết định ly hôn với Phổ Nghi. 

Những tưởng sự ra đi của Văn Tú sẽ khiến Phổ Nghi càng sủng ái Uyển Dung hơn, nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. 

Trong cuốn sách "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi từng viết: "Sự ra đi của Văn Tú càng khiến tôi cảm thấy phản cảm với Uyển Dung hơn."

Từ đó trở đi, Phổ Nghi không còn để ý gì tới Uyển Dung nữa mà hay tìm những thú vui bên ngoài. 

Hai người cũng không còn trò chuyện hay tâm sự cùng nhau, mỗi người đều sống cuộc sống của riêng mình mà không có sự can thiệp của đối phương.

Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh - Ảnh 4.

Phổ Nghi bỏ Uyển Dung lại một mình để đi Thường Xuân. Sau này, bà cũng theo Phổ Nghi tới đó. Tại đây, bà bí mật tư thông với người thị vệ thân cận nhất của Phổ Nghi, còn sinh hạ một cô con gái. 

Tuy nhiên, đứa trẻ xấu số đã không giữ được mạng sống mong manh. Có nhiều tin đồn liên quan đến cái chết của con gái Uyển Dung vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

Phổ Nghi lúc này cưới thêm một người vợ là Đàm Ngọc Linh, còn Uyển Dung càng ra sức hút thuốc phiện nhiều hơn. 

Bà sống trong cảnh bị Phổ Nghi lạnh nhạt, chỉ biết tìm quên trong làn khói trắng. Cuộc sống của bà xa hoa, lãng phí vì chìm đắm trong những cơn mê, tinh thần hoảng hốt.

Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh - Ảnh 5.

Thời gian lâu dần vượt quá sức chịu đựng của cơ thể Uyển Dung, dẫn đến sức khỏe giảm sút, nhan sắc phai tàn. 

Thậm chí, vì hút thuốc phiện quá nhiều khiến hàm răng của bà trở nên vàng đục, đôi chân không còn khả năng đi lại như trước, thị lực của bà giảm sút tới mức không thể nhìn được ánh sáng.

Tháng 8/1945, quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, Phổ Nghi đã nhanh chân chạy trốn đến Thẩm Dương mà không mang theo Uyển Dung. 

Bà cùng rất nhiều người khác bị tống vào trại giam, và chuyển hết từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Những tháng năm cuối đời, bà sống trong cô độc, không có người thân bên cạnh. 

Năm 1946, Uyển Dung qua đời trong ngục khi mới 40 tuổi, đặt dấu chấm hết cho cuộc đời đầy thăng trầm của vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Xuất thân danh giá, tài sắc vẹn toàn nhưng phải sống một đời cô quạnh - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại