Trong mắt nhiều người, Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương không phải là người đàn ông tốt. Tại sao ông lại tàn nhẫn đến vậy?
Có thể là vì lòng tự trọng của ông đã bị ảnh hưởng khi còn bé. Rất ít người hiểu được sự khó khăn và cay đắng của Chu Nguyên Chương thuở hàn vi.
Có 2 thứ Chu Nguyên Chương yêu nhất trên đời này: một là quyền lực và hai là Hoàng hậu Mã thị. Bà là người vợ nguyên phối mà ông sủng ái nhất.
Trong suốt cuộc đời Chu Nguyên Chương, ông luôn "kính ái" Mã thị, 30 năm vẫn không thay đổi tình cảm.
Đứng tại chiến trường, Chu Nguyên Chương có thể là một kẻ lạnh lùng và tàn khốc nhưng khi đứng trước mặt Hoàng hậu Mã thị, ông chỉ là một người chồng, không phải là một hoàng đế cao cao tại thượng nữa.
Bất cứ kẻ nào trái ý, ông thẳng tay giết chết nhưng với Hoàng hậu mã thị, ông luôn nghe lời và yêu chiều.
Ảnh phác thảo chân dung Hoàng hậu Mã thị.
Hoàng hậu Mã thị sinh năm 1332, mất năm 1382, thường được gọi là Minh Thái Tổ Mã hoàng hậu, là vị hoàng hậu đầu tiên của nhà Minh và cũng là vị hoàng hậu duy nhất của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Trong sách sử không hề ghi rõ tên thật của bà nhưng nhiều dã sử địa phương gọi bà là Mã Tú Anh. Bà là người Túc Châu, tỉnh An Huy.
Tục bó chân là một phong tục "xấu xí" thời cổ đại. Bất kể là quý tộc hay người dân bình thường, cứ hễ là nữ giới thì đều phải bó chân ngay từ nhỏ.
Nhưng Mã thị đã không chịu bó chân theo tục truyền thống nên được nhiều người gọi là Mã Đại Cước (Mã chân to) hay Mã Hoàng hậu chân to.
Chính vì không bó chân nên không một ai dám ngỏ lời cưới bà trước khi gặp Chu Nguyên Chương. Năm 20 tuổi, qua sự giới thiệu của người thân, Mã thị và Chu Nguyên Chương đã gặp nhau. Kết hôn ở tuổi 20 là khá muộn trong thời phong kiến.
Nhiều người đời sau cho rằng, thành công của Chu Nguyên Chương một phần đến từ công sức của Mã thị.
Từ một kẻ ăn mày leo lên vị trí Phó soái, Chu Nguyên Chương đã bị nhiều người đố kị.
Nhân lúc Chu Nguyên Chương và Quách Tử Hưng có mâu thuẫn, đã có kẻ lan truyền thông tin ông âm mưu tạo phản. Điều này khiến Quách Tử Hưng phẫn nộ, quyết định giam ông vào ngục tối và bỏ đói.
Tuy nhiên, lúc này, Mã thị vẫn tin tưởng chồng và tiếp tế lương thực cho ông. Từ đấy, Chu Nguyên Chương càng trân trọng và yêu thương vợ mình hơn.
Thậm chí, khi Chu Nguyên Chương thua trận, Mã thị vì muốn ổn định lòng quân nên tự đã dùng vàng bạc của mình để xoa dịu họ. Có thể thấy, đằng sau người đàn ông thành công luôn là một phụ nữ phi thường.
Ảnh vẽ Hoàng hậu Mã thị.
Chu Nguyên Chương lên ngôi, Mã thị trở thành hoàng hậu là điều không thể tranh cãi. Trở thành hoàng hậu, bà cũng không cho phép bản thân quá tận hưởng, bà luôn đích thân chăm lo cho hoàng đế và tận lực duy trì hậu cung bình yên.
Mã thị và Chu Nguyên Chương có 5 đứa con trai. Tuy Đại hoàng tử sớm qua đời nhưng Chu Nguyên Chương không muốn xem xét người khác nên đã định cháu trai của Mã thị kế vị ngôi báu.
Ngay cả đứa con nhỏ nhất, bà cũng không vì yêu thương mà quá nuông chiều. Cả đời hoàng hậu Mã thị luôn vì chồng, vì bách tính, vì thiên hạ.
Đáng tiếc, thời gian tại thế của Hoàng hậu mã thị quá ngắn ngủi, chỉ làm hoàng hậu trong 15 năm. Sau khi bà qua đời, Chu Nguyên Chương đã đau lòng mãi không dứt, từ đó không lập hoàng hậu mới nữa.