“Hóa thạch sống” chứa loại chất lỏng màu xanh khơi nguồn cho ngành công nghiệp triệu USD: Tưởng ở đâu xa, chợ Việt Nam cũng có

Thùy Anh |

Một lít tiết sam có giá hơn 350 triệu đồng vì có ý nghĩa quan trọng trong ngành y học.

“Hóa thạch sống” chứa loại chất lỏng màu xanh khơi nguồn cho ngành công nghiệp triệu USD: Tưởng ở đâu xa, chợ Việt Nam cũng có - Ảnh 1.

Sau 450 triệu năm tồn tại trên trái đất, sam, loài vật cuối cùng trong bộ đuôi kiếm Xiphosurida, bị đe dọa có nguy cơ biến mất trong tương lai. Nguyên nhân chính đến từ chất lỏng đặc biển có trong cơ thể chúng. Trong vài thập kỷ qua, con người đã đánh bắt triệt để loài sinh vật này để lấy máu, gây ra mối đe dọa chưa từng có.

Sam biển là một loài hải sản quý, có tên tiếng Anh là Horseshoe Crab tức cua móng ngựa, thuộc động vật chân khớp. Chúng sống và di chuyển theo cặp, đi đâu cũng dính lấy nhau.

Một giọt chất lỏng làm “rung chuyển” ngành y học

Sam thường giới khoa học ví như là "hóa thạch sống" vì chúng đã tồn tại trên Trái đất trong 450 triệu năm. Loài động vật này thậm chí trông giống như hóa thạch bởi cơ thể được bao phủ bởi mai cứng, các đặc điểm không phát triển rõ rệt như hầu hết các loài động vật hiện đại. Sam là động vật chân đốt và có họ hàng gần với bọ cạp hơn nhiều so với cua.

Vậy tại sao tiết sam trở thành một mặt hàng quý giá như vậy? Tất cả bắt đầu với nghiên cứu của Frederik Bang, một nhà nghiên cứu bệnh học. Ông luôn trăn trở tìm hiểu hệ thống miễn dịch của động vật biển cổ đại hoạt động như thế nào.

Bang đã thực hiện một loạt thí nghiệm để kiểm tra máu sam và các đặc tính của nó. Ông tiêm vi khuẩn từ nước biển trực tiếp vào một con sam để xem máu của nó sẽ phản ứng như thế nào. Những gì Frederik Bang tìm thấy đã tạo ra bước ngoặt trong việc thử nghiệm an toàn y học hiện đại.

“Hóa thạch sống” chứa loại chất lỏng màu xanh khơi nguồn cho ngành công nghiệp triệu USD: Tưởng ở đâu xa, chợ Việt Nam cũng có - Ảnh 2.

Frederik Bang. Ảnh: UCSF

Ông phát hiện ra rằng sau khi máu sam được tiêm nước biển nhiễm vi khuẩn, chúng sẽ kết lại thành “khối dây”. Bang nghi ngờ rằng sự đông máu này là một cơ chế bảo vệ tự nhiên để bảo vệ phần còn lại của cơ thể sam khỏi mầm bệnh xâm nhập.

Ông đã xuất bản một nghiên cứu trong một bài báo năm 1956 có tựa đề “Bệnh do vi khuẩn Limulus Polyphemus”. Cuối cùng, Frederik Bang đã xác định được phân tử chịu trách nhiệm cho hệ thống miễn dịch hiệu quả cao này là lysate lysate amebocyte của limulus (LAL).

Trước khi LAL được xác định trong máu sam, cách duy nhất để kiểm tra độc tính của vắc-xin mới là tiêm thí nghiệm ở thỏ và theo dõi các triệu chứng của chúng. Tuy nhiên, với việc phát hiện ra LAL, các nhà khoa học y tế đã có thể rút ngắn quá trình. Họ chỉ cần nhỏ một giọt chất này vào loại thuốc thử nghiệm và ngay lập tức biết liệu nó có độc đối với con người hay không.

Sau khám phá của mình, Bang đã làm việc cùng với một nhà nghiên cứu bệnh học khác tên là Jack Levin để phát triển một phương pháp tiêu chuẩn hóa nhằm chiết xuất LAL từ máu sam trong suốt 15 năm tiếp theo.

Ngành công nghiệp trị giá hàng triệu USD ra đời

Vào cuối những năm 1970, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ bắt đầu cho phép các công ty dược phẩm thay thế thỏ thử nghiệm của họ bằng bộ dụng cụ LAL.

LAL nhanh chóng trở nên phổ biến như một phương pháp thử nghiệm độc tố trong y học mới. Sự ra đời của loại chất này giúp việc kiểm tra độ an toàn của thuốc mới trở nên nhân đạo và thuận tiện hơn.

Chẳng mấy chốc, thu hoạch máu sam đã trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp dược phẩm. Mỗi năm, ngư dân đánh bắt hàng trăm nghìn con sam để vận chuyển cho các nhãn hàng như công ty hóa chất Lonza có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Sau khi sam được giao cho các tập đoàn sản xuất, chúng được làm sạch và đưa vào một dây chuyền lắp ráp dài. Sau đó, kim sẽ được chọc vào bên trong loài động vật để lấy máu.

“Hóa thạch sống” chứa loại chất lỏng màu xanh khơi nguồn cho ngành công nghiệp triệu USD: Tưởng ở đâu xa, chợ Việt Nam cũng có - Ảnh 4.

Một phần trong quy trình lấy máu. Ảnh: The Boston Globe

Máu sam hiện là một mặt hàng được các nhà khoa học y tế và các công ty dược phẩm săn lùng. Theo báo cáo của The Atlantic, giá tiết sam lên tới 15.000 USD/một lít (khoảng 350 triệu đồng). Trong khi bộ dụng cụ LAL có thể lên tới 1.000 USD/một gói (khoảng 23 triệu đồng).

Ước tính có 70 triệu xét nghiệm nội độc tố được thực hiện hàng năm. Điều này khiến việc thu hoạch tiết cua móng ngựa trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu USD.

Khoảng 400.000 con sam bị lấy máu mỗi năm để thử nghiệm dược phẩm. Ban đầu, người ta cho rằng việc lấy máu không có tác động đáng kể đến sức khỏe của chúng. Nhưng nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra kết quả hoàn toàn khác.

Tác động sinh thái đáng kinh ngạc

Sự suy giảm liên tục của quần thể sam một phần là do đánh bắt quá mức vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 để làm phân bón và thức ăn chăn nuôi. Sau khi việc đánh bắt ngừng lại vào những năm 1960, hoạt động thu hoạch sinh vật biển này đã được bắt đầu trở lại vào giữa những năm 1990 để sử dụng làm mồi cho nghề đánh bắt cá chình và cá kình Mỹ.

Tuy nhiên, việc sử dụng máu sam trong ngành dược phẩm cũng đóng một vai trò trong sự suy giảm. Trong quá trình lấy máu, 30% máu của mỗi con sam bị rút ra.

Mặc dù những con vật này được thả trở lại tự nhiên nhưng có tới 30% trong số chúng thậm chí không vượt qua được quá trình hút máu. Win Watson, giáo sư động vật học tại Đại học New Hampshire, cho biết: “Từ 10% đến 25% cá thể sẽ chết trong vài ngày đầu tiên sau khi lấy máu”.

“Hóa thạch sống” chứa loại chất lỏng màu xanh khơi nguồn cho ngành công nghiệp triệu USD: Tưởng ở đâu xa, chợ Việt Nam cũng có - Ảnh 5.

Ảnh: STAT News

Hơn nữa, Watson và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng những con sam trở nên mất phương hướng và yếu ớt trong một khoảng thời gian. Điều này có thể cản trở quá trình sinh sản đối với sam cái.

Các chuyên gia ước tính rằng số lượng sam ở Hoa Kỳ có thể sẽ giảm 30% trong 40 năm tới. Sự suy giảm số lượng loài động vật này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu để xét nghiệm nội độc tố, điều này cũng có thể gây ra thảm họa cho con người.

Loài động vật quý là món đặc sản ở Việt Nam

Ở Việt Nam, con sam có ở các vùng biển thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Thuận, Khánh Hòa... Chúng được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, vô cùng đa dạng như sam nướng, chả sam, riêu sam, chân sam xào chua ngọt, tiết canh sam…

Sam biển không khó tìm như sá sùng nhưng lại rất khó chế biến. Để có được những món sam ngon phải có kỹ năng và là người đi biển lâu năm mới được.

“Hóa thạch sống” chứa loại chất lỏng màu xanh khơi nguồn cho ngành công nghiệp triệu USD: Tưởng ở đâu xa, chợ Việt Nam cũng có - Ảnh 7.

Các món ăn chế biến từ sam. Ảnh: Trí thức trẻ

Vì sam biển khó đánh bắt, không sống được lâu lại chế biến kỳ công chế biến nên chúng chỉ xuất hiện trong thực đơn ở một số nhà hàng có tên tuổi. Nhiều thực khách vì muốn thưởng thức sam biển mà chấp nhận di chuyển hàng trăm cây số về vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh để "mục sở thị" những món ăn lạ miệng từ đặc sản này.

Tùy theo thời điểm mà giá thành của sam cũng khác nhau. Sam được bán theo đôi, mỗi đôi có giá dao động từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Với những đôi sam nhẹ cân, không đúng mùa, thịt không thơm ngon bằng chính vụ thì giá thành rẻ hơn, chỉ vài trăm ngàn đồng.

Tổng hợp ATI, The Atlantic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại