Hóa thạch cho thấy dấu chân đầu tiên đi tới châu Âu thuộc về tổ tiên người châu Á hiện đại

Kim |

Trong lịch sử, đã nhiều lần người tiền sử rời châu Phi đi tìm miền đất hứa.

Từ dữ liệu di truyền cũng như thông tin có được tại các khu khai quật, các nhà khoa học đã bổ sung thêm được chi tiết cho bức tranh toàn cảnh mô tả cách tổ tiên Homo sapien đã di cư từ châu Phi tới châu Âu và châu Á.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy nhiều cuộc di cư đã diễn ra và đi về nhiều hướng, trong giai đoạn này tổ tiên của người Đông Á hiện đại đã tới miền Tây Âu đầu tiên, để rồi sau này bị thay thế bởi một nhóm Homo sapien khác.

Hóa thạch cho thấy dấu chân đầu tiên đi tới châu Âu thuộc về tổ tiên người châu Á hiện đại - Ảnh 1.

Trong lịch sử, đã nhiều lần người tiền sử rời châu Phi đi tìm miền đất hứa - Ảnh: De Agostini/Getty Images.

Trong lịch sử lục địa già cỗi, đã nhiều lần châu Phi chứng kiến những đứa con mình sinh ra đi tìm miền đất mới. Từ 215.000 năm trước, tổ tiên con người đã bắt đầu di cư khỏi châu Phi, và những cuộc đại di cư gần nhất mới chỉ diễn ra khoảng từ 60.000 đến 70.000 năm trước.

Các nhà sử học vẫn cho rằng vào khoảng 40.000-45.000 năm trước, hoạt động di cư từ châu Phi đã đưa loài Homo sapien tới nhiều khu vực nằm giữa châu Phi và châu Âu, thành hai nhóm chính là người châu Âu và người Đông Á.

Tuy nhiên, quan niệm này lung lay bởi phát hiện mới tại Bulgaria, cho thấy hóa thạch Homo sapien có niên đại 45.000 năm có nguồn gốc gần với gen Đông Á hơn là gen Châu Âu. Điều này cho thấy hoạt động di cư đã không phân định rõ ràng về hai phía và cùng một thời điểm. Trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Gen Sinh học và Tiến hóa, các nhà khoa học tới từ nhiều trường đại học đã cố gắng tìm lời giải thích cho phát hiện mới.

Hóa thạch cho thấy dấu chân đầu tiên đi tới châu Âu thuộc về tổ tiên người châu Á hiện đại - Ảnh 2.

Các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng cho thấy tổ tiên của người Đông Á đã thuộc địa hóa châu Âu từ rất sớm - Ảnh: MPI-EVA/ Tsenka Tsanova.

Các nhà di truyền học đã cộng tác với chuyên gia khảo cổ trong một nghiên cứu duy nhất, chứ không còn làm việc theo nhóm riêng để tự xuất bản báo cáo khoa học”, tác giả nghiên cứu mới, Luca Pagani tới từ Đại học Padova cho hay. “Việc tập hợp nhiều chỉ tiêu nghiên cứu để phân tích một sự kiện thay đổi về sinh học-văn hóa như vậy quả thật rất đáng quý”.

Những mô hình tính toán và thống kê cây phả hệ có thể được dùng để phân tích bản đồ gen một cách hiệu quả. Trong trường hợp này, các nhà khoa học đã sử dụng gen của cư dân châu Âu thời kỳ Đồ đá cũ để phân biệt các cây phả hệ trong cơ sở dữ liệu.

Kết luận khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ, thay vì có một hướng di cư rõ ràng thành hai nhánh Đông (tới châu Á) và Tây (tới châu Âu), dòng người tiền sử đi từ châu Phi đi thành nhiều đợt. Trong lần di cư đầu tiên diễn ra khoảng 45.000 năm trước, những cá thể cổ đại đã từng thuộc địa hóa châu Âu rồi mới di cư về châu Á; bằng chứng di truyền cho thấy họ đã trộn gen của mình với người Neanderthal rồi mới di cư về miền Đông.

Điều này sẽ lý giải tại sao gen của người tại điểm khai quật tại Bacho Kiro, Bulgaria lại có yếu tố di truyền gần hơn với dân cư hiện đại vùng Đông Á.

Trong đợt di cư kế tiếp, tổ tiên của người châu Âu hiện đại đã tới chinh phục trời Âu, sinh sản với dân cư địa phương - những nhóm người vẫn còn có liên hệ di truyền với người Neanderthal và là con cháu của nhóm người cổ đại đã di cư tới Đông Á. Sự kiện này có thể lý giải tại sao trong khoảng thời gian này, một kỹ thuật cắt gọt đá mới xuất hiện tại châu Âu.

Nhóm các nhà khoa học mong muốn tiếp tục nghiên cứu với những dữ liệu di truyền từ tiểu lục địa Ấn Độ để làm rõ những đợt di cư khác tới lục địa Á-Âu.

Theo Nature

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại