Hình ảnh trực quan cho thấy ô nhiễm không khí giảm mạnh nhờ giãn cách xã hội, song hình ảnh ở Trung Quốc lại thể hiện một hiểm họa tiềm tàng 'hậu COVID-19'

Cát Tiên |

Đại dịch khiến nhiều hoạt động kinh tế toàn cầu bị ngưng trệ, kéo theo những hậu quả tai hại. Nó cũng khiến cho chúng ta cần nhìn nhận lại về những gì có thể làm với các phương thức vận chuyển và thương mại ít gây ô nhiễm hơn.

Các biện pháp phong tỏa hay cách ly toàn xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19 đã khiến chất lượng không khí được cải thiện đáng kể. Nitơ dioxit (NO₂) được tạo ra khi chúng ta đốt nhiên liệu, NO2 rất có hại cho sức khỏe con người, làm giảm tầm nhìn, gây ô nhiễm không khí và nước.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để tạo ra một ảnh động minh họa về mức độ NO₂ giảm mạnh ở những nơi thực hiện biện pháp cách ly nhà để phòng chống sự lây lan của COVID-19. Nó cũng cho chúng ta thấy mức độ ô nhiễm khi các hoạt động kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại.

Los Angeles là một ví dụ cho những thành phố có lưu lượng xe cộ dày đặc và chất lượng không khí kém. Thành phố đã áp dụng chính sách hạn chế đi lại vào tháng 3 vừa qua để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, bao gồm lệnh yêu cầu người dân ở nhà và đóng cửa các ngành kinh doanh không thiết yếu. Qua hình ảnh dưới đây chúng ta có thể thấy chất lượng không khí được cải thiện tại Los Angeles nhờ có những chính sách đó, mức NO₂ từ cao (đỏ sẫm) giảm xuống mức thấp (màu kem nhạt).

Los Angeles không phải là thành phố duy nhất của Mỹ được hưởng không khí sạch hơn - theo các phép đo vệ tinh của NASA, mức NO2 trung bình thấp hơn khoảng 30% trên toàn khu vực của hành lang I-95 từ Washington, DC đến Boston.

Hình ảnh trực quan cho thấy ô nhiễm không khí giảm mạnh nhờ giãn cách xã hội, song hình ảnh ở Trung Quốc lại thể hiện một hiểm họa tiềm tàng hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Mức NO₂ trong không khí tại Los Angeles. Hình: Diễn đàn kinh tế thế giới

Ý đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Các khu vực phía bắc của đất nước đã bắt đầu bị phong tỏa vào cuối tháng 2, và áp dụng trên toàn quốc vào đầu tháng 3. Tương tự như Los Angeles, nồng độ NO₂ cao trong không khí (màu đỏ sẫm) đã dần dần giảm xuống theo thời gian.

Hình ảnh trực quan cho thấy ô nhiễm không khí giảm mạnh nhờ giãn cách xã hội, song hình ảnh ở Trung Quốc lại thể hiện một hiểm họa tiềm tàng hậu COVID-19 - Ảnh 3.

Mức NO₂ trong không khí tại Ý. Hình: Diễn đàn kinh tế thế giới

Ấn Độ cũng thực hiện lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào cuối tháng 3, thậm chí người dân chỉ có vài giờ để dự trữ thực phẩm trước khi chính sách có hiệu lực. Ở đây chúng ta có thể thấy sự suy giảm nồng độ NO₂ ở phía bắc của đất nước vào khoảng thời gian đó.

Hình ảnh trực quan cho thấy ô nhiễm không khí giảm mạnh nhờ giãn cách xã hội, song hình ảnh ở Trung Quốc lại thể hiện một hiểm họa tiềm tàng hậu COVID-19 - Ảnh 4.

Mức NO₂ trong không khí tại Ấn Độ. Hình: Diễn đàn kinh tế thế giới

Những gì xảy ra với Trung Quốc như là một điềm báo cho những gì sẽ xảy ra trong suốt cuộc khủng hoảng. Đây là quốc gia đầu tiên xác nhận các ca nhiễm COVID-19. Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển vào tháng 1 và bắt đầu xiết chặt hơn vào đầu tháng 4. Việc suy giảm nồng độ NO₂ rồi lại liên tục tăng nhanh khi nền kinh tế khởi động trở lại.

Hình ảnh trực quan cho thấy ô nhiễm không khí giảm mạnh nhờ giãn cách xã hội, song hình ảnh ở Trung Quốc lại thể hiện một hiểm họa tiềm tàng hậu COVID-19 - Ảnh 5.

Mức NO₂ trong không khí tại Trung Quốc. Hình: Diễn đàn kinh tế thế giới

Ví dụ Trung Quốc cho thấy một hiểm họa tiềm tàng có thể xảy ra: các chính phủ vì quá mong muốn mong muốn hồi sinh nền kinh tế mà lơ là việc ô nhiễm không khí và khủng hoảng khí hậu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại