Đài quan sát Siêu cây (Supertree Grove) tại Gardens by the Bay ở Singaporetrước và sau khi tắt đèn để đánh dấu Giờ Trái đất. Ảnh: Reuters
Mỗi năm vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3, hàng triệu người từ hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cùng nhau tắt đèn, giảm sử dụng thiết bị điện không cần thiết trong một giờ từ 20h30 - 21h30. Năm nay sự kiện này rơi vào ngày 25/3. Nó đã trở thành một truyền thống hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của con người về biến đổi khí hậu.
Giờ Trái đất được phát động bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và các đối tác của quỹ này tại Sydney, Australia vào năm 2007. theo thông cáo báo chí từ tổ chức này.
Nhà hát Sydney Opera House trước và trong thời gian tắt đèn ngày 25/3. Ảnh: Reuters
Theo WWF, tắt đèn là một biện pháp tượng trưng để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
"Một giờ ngồi trong bóng tối kéo chúng ta ra khỏi sự bận rộn của những thói quen hàng ngày và cho phép chúng ta suy ngẫm về ngôi nhà chung mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ. Trước tình trạng suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đang gia tăng, chưa bao giờ có thời điểm nào quan trọng hơn thế này để cùng nhau sát cánh và hành động vì tương lai chung của chúng ta", tổ chức này cho biết.
Trang web Giờ Trái đất chỉ ra rằng hành tinh đang trên đà nóng lên hơn 1,5 độ C. Tình trạng này có nguy cơ gây ra sự suy thoái môi trường không thể đảo ngược và biến đổi khí hậu nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các xã hội và nền kinh tế trên thế giới.
Cầu cảng Sydney. Ảnh: AFP
Tháp Namsan Seoul tại thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Tòa trụ sở hội đồng thành phố Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Đài tưởng niệm Quezon, Philippines. Ảnh: AFP
Chùa Bình Minh trước và trong Giờ Trái đất, ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP