Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài

Mai Ami |

Trải lòng của cô gái Gen Z giúp chúng ta hiểu hơn về đam mê cháy bỏng của giới trẻ đối với bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Tranh sơn mài là loại hình nghệ thuật truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm. Không giống như các bộ môn hội họa khác, tranh sơn mài đòi hỏi người nghệ nhân phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và kỹ thuật rất cao vì quá trình tạo ra một tác phẩm luôn mất rất nhiều thời gian và công sức.

Cứ tưởng chỉ có những nghệ nhân lâu năm mới duy trì, giữ gìn bộ môn nghệ thuật lâu đời này, nhưng nhiều năm qua, có một bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z vẫn đang đam mê, theo đuổi và ngày đêm sáng tác nên những tác phẩm tranh sơn mài mang dấu ấn của riêng mình. Đó là Lily Lai (tên thật là Lại Thị Huệ), cô gái trẻ được mệnh danh là "bóng hồng của làng tranh sơn mài".

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 1.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong những tác phẩm tranh sơn mài của cô nàng Gen Z

Nói về phong cách tranh sơn mài của mình, Lily chia sẻ: "Tôi lớn lên trong một gia đình có nhiều phụ nữ, hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương dạy dỗ 4 chị em gái đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi. Điều này khiến tôi luôn hướng đến những giá trị truyền thống và ý nghĩa của gia đình. Vậy nên tôi thường đưa hình ảnh gia đình và người phụ nữ Việt Nam vào trong những tác phẩm sơn mài của mình.

Một trong những tác phẩm mà tôi dành nhiều cảm xúc nhất là 'Mẹ'. Tác phẩm kể về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình yêu vô điều kiện mà người mẹ luôn dành cho con. Đặc biệt hơn nữa, chủ sở hữu của bức tranh 'Mẹ' là một người mẹ trẻ. Cô ấy đã hỏi mua tác phẩm khi đang mang thai với mong muốn dành tặng cho con mình, như một biểu tượng của tình yêu và sự che chở".

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 2.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 3.

Phong cách sáng tạo của Lily thường xuất phát chính những trải nghiệm cá nhân và những điều giản dị, ấm áp và hạnh phúc trong cuộc sống, được truyền tải qua từng tác phẩm của cô.

Triển lãm đầu tay của Lily mang tên "Duyên Khởi" với 11 tác phẩm thể hiện 11 trạng thái, tâm trạng khác nhau của những người phụ nữ và câu chuyện thức tỉnh năng lượng tính nữ bên trong mỗi người. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn in sâu trong tâm trí của Lily và trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt, chưa một phút giây nào lụi tàn.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 4.

"Phong cách riêng của tôi, tôi nhận thấy mình đã có từ khi bắt đầu cầm cọ. Tuy nhiên, để phát triển những chủ đề và hướng đi mới trong sáng tác, hiện tại tôi đang không ngừng bồi đắp tâm hồn mình bằng những kiến thức xã hội, giá trị cuộc sống, tình yêu, tự do và đặc biệt là giá trị văn hóa của truyền thống đất nước. Tôi mong muốn mang đến cho những người yêu hội họa những chủ đề đa dạng và sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong việc sáng tác về gia đình, mà còn mở rộng ra các khía cạnh khác của cuộc sống" - Lily chia sẻ.

Nghệ thuật sơn mài có một chiều sâu và sự bí ẩn riêng, đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và một cô gái trẻ thuộc thế hệ Gen Z như Lily luôn mong muốn góp phần giữ gìn và phát triển.

Bóng hồng hiếm hoi trong làng tranh sơn mài

Đa phần nghệ nhân sơn mài là phái mạnh và những người lớn tuổi, vậy nên Lily trở thành "bóng hồng" hiếm hoi theo đuổi bộ môn này. Ngoại hình của Lily khiến ai cũng tưởng cô gái hiện đại sẽ đam mê những thú vui của giới trẻ, sẽ hòa cùng những xu hướng mới, những ồn ã và sôi động đang chiếm sóng ngoài thị trường. Nhưng không trong thâm tâm của cô, lúc nào cũng cháy bỏng một hoài bão với tranh sơn mài và yêu thích, tận hưởng sự tĩnh lặng, bình dị và xưa cũ từ chính những tác phẩm do tự tay cô sáng tạo nên.

"Tôi cảm thấy rất vui khi được mọi người ưu ái gọi là 'nàng thơ tranh sơn mài'. Danh xưng ấy không chỉ dành cho cá nhân tôi, mà còn nói về những tác phẩm của tôi. Đó cũng là sự công nhận và yêu thương của mọi người dành cho tác phẩm và con đường mà tôi đang theo đuổi. Tôi coi đó như một động lực để tiếp tục sáng tạo và gìn giữ nét đẹp của nghệ thuật sơn mài" - Lily tâm sự.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 5.

Sự mạnh mẽ, quyết đoán của "bóng hồng làng tranh sơn mài" không chỉ dừng lại ở những khó khăn ấy. Bất kỳ ai làm nghệ thuật, cũng phải dối diện với vấn đề kinh tế - đam mê, rất khó để có thể cân bằng hai yếu tố này trong suốt quá trình sáng tác nghệ thuật.

"Tôi cho rằng những ai đã dám theo đuổi nghệ thuật thì nên tạm gác vấn đề kinh tế sang một bên. Nghệ thuật là sống trọn đam mê, là cống hiến không ngừng nghỉ. Với tôi, chuyện kinh tế chỉ là phần sau, thậm chí là phần cuối của hành trình sáng tạo. Bởi lẽ, khi còn trẻ, tôi chưa nghĩ tới việc bán những tác phẩm với giá trị quá cao, mà chỉ mong muốn có thể bán tranh để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, điều đó chưa bao giờ là mục tiêu hàng đầu của tôi" - Lily chia sẻ.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 6.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 7.

Từng nhiều lần đánh đổi cả sức khỏe lẫn nhan sắc để tiếp tục theo đuổi đam mê

Lily chia sẻ, quá trình sáng tác một bức tranh sơn mài phức tạp hơn so với tranh màu vẽ thông thường. Đầu tiên là chuẩn bị tấm vóc gỗ làm bề mặt tranh, sau đó là nhiều lớp sơn, mỗi lớp lại cần thời gian để khô và mài. Với những tác phẩm của mình, Lily thường sử dụng các chất liệu tự nhiên như vỏ trứng, vỏ trai, ốc, bạc, vàng lá... để tạo hiệu ứng đặc biệt cho tranh.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 8.

Cũng vì đặc thù phải mài giũa và thực hiện nhiều công đoạn mới có thể tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh nên suốt 3 năm sáng tác tranh sơn mài, Lily cũng gặp không ít khó khăn. Cô phải đối mặt với nhiều vấn để sức khỏe, có lúc bị sưng mặt do kích ứng sơn, nặng hơn là dị ứng khắp người, tay bị lở loét, bong chóc, chịu các vấn đề về da, thường xuyên hít phải vụn bạc, vàng, ảnh hưởng tới phổi… trong suốt quá trình theo đuổi đam mê của mình.

"Sơn mài là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cả sức lực, đặc biệt với việc chà nhám và mài bóng các lớp sơn. Nhưng với niềm đam mê, tôi cảm thấy những khó khăn này không phải trở ngại mà là động lực để mình tiếp tục sáng tạo" - Lily chia sẻ.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 9.

Giới trẻ và những giá trị truyền thống

Nói về quan điểm và sự yêu thích của giới trẻ hiện nay trước những bộ môn nghệ thuật truyền thống, Lily tâm sự: "Tôi nhận thấy giới trẻ ngày nay có cái nhìn cởi mở hơn về nghệ thuật truyền thống nói chung và tranh sơn mài nói riêng. Họ không chỉ trân trọng giá trị truyền thống mà còn sáng tạo nên những cách để có thể giao thoa cùng nét hiện đại đương thời để tạo nên những tác phẩm sáng tạo mới.

Khác với thế hệ trước, các bạn trẻ hiện tại quan tâm nhiều hơn đến sự độc đáo và các nhân hóa trong nghệ thuật, điều này làm cho tranh sơn mài có thêm những hướng đi mới, tươi sáng hơn trong tương lai.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tranh của họa sĩ Gen Z - bóng hồng hiếm có của làng tranh sơn mài- Ảnh 10.

Cảm ơn Lily về những chia sẻ của mình. Nhân ngày 20/10 chúc bạn luôn trẻ đẹp, hạnh phúc và thành công trên con đường theo đuổi đam mê của mình!


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại