Theo đó, con tàu hiện đang được đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện. Khi so sánh với hình ảnh chụp vào ngày 28/09 có thể thấy khối thượng tầng của tàu đã có sự thay đổi.
Hình ảnh chụp tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc vào hôm ngày 03/10...
... và ngày 28/09.
Khối thượng tầng nơi đặt ống khói đã được bổ sung bên cạnh khối thượng tầng chứa khu vực chỉ huy và tháp radar.
Ảnh đồ họa mô phỏng khối thượng tầng mới được lắp đặt (màu đỏ).
Việc lắp đặt khối thượng tầng phía sau phần nào cho chúng ta biết được liệu con tàu sử dụng động cơ đốt dầu và tuabin hơi nước hay là động cơ tuabin khí. Ngoài ra, việc hoàn thiện toàn bộ khối thượng tầng có thể đẩy nhanh tiến độ hạ thủy con tàu và sớm hoàn thiện "giấc mơ tàu sân bay" của Trung Quốc.
"Thời khắc hạ thủy [tàu sân bay] ngày càng đến gần, giấc mơ hải quân nước xanh của Trung Quốc sẽ được chắp cánh," tờ Wangyi (Trung Quốc) tuyên bố.
Một trong những hoạt động được Bắc Kinh tổ chức rầm rộ nhất để tung hô "giấc mơ tàu sân bay" chính là sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc giai đoạn 1982-1988.
Lưu chính là tác giả của bản kế hoạch gồm 3 giai đoạn nhằm gia tăng quyền lực của Trung Quốc trên biển, đồng thời là kẻ chủ mưu, lên kế hoạch trong cuộc xâm lược 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988.
Theo đánh giá của giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay, Lưu được ca ngợi là "cha đẻ của hải quân Trung Quốc hiện đại", "cha đẻ của tàu sân bay Trung Quốc".
Và mặc dù được Trung Quốc ca ngợi "lên tận trời xanh" nhưng tàu sân bay tự đóng đầu tiên của nước này lại dựa vào thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, trong khi đây là sản phẩm được tân trang từ mẫu tàu sân bay lớp Kuznetsov thời Liên Xô.
Do đó, chiếc tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc vẫn sử dụng phương pháp cất cánh nhảy cầu đặc trưng. Nước này chỉ có một số thay đổi nhỏ như phần radar mảng pha lắp vào thượng tầng, các thiết bị và vũ khí trang bị.
Một số hình ảnh về tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc thời gian gần đây: