Chỉ có 10% đến dưới 20% sản phẩm từ nhựa - loại rác thải khó thiêu hủy nhất - có thể tái chế. Trong ấn bản tháng 6 với chủ đề chính "Planet or plastic", National Geographic đã đăng tải những hình ảnh gây ấn tượng, chụp bởi nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới.
Một con rùa biển mắc kẹt trong một chiếc lưới nhựa bị vứt bỏ dưới đáy biển. Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Đó có thể là một con rùa bị mắc kẹt bởi đống dây nhợ dưới đáy biển, một con cò không hiểu sao mặc bao nilon như chiếc áo mưa hoặc hình ảnh người dân ở các nước đang phát triển mưu sinh trên "cánh đồng" chất thải nhựa.
Con cò không hiểu vì sao bị mặc bao nilon như một chiếc áo mưa. Nó may mắn hơn chú rùa vì đã được nhiếp ảnh gia giải thoát sau khi chụp - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Con cá ngựa dưới biển sâu và một chiếc tampon do con người vứt bỏ - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Một vùng mặt biển bị lấp hoàn toàn bởi các vỏ chai đủ loại - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Thay vì rong ruổi khắp vùng lãnh nguyên để bắt mồi, những con linh cẩu phải tìm nguồn sống trên bãi rác - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Ước tính mỗi năm ô nhiễm nhựa tiêu diệt hàng triệu động vật biển, đe dọa đến sự sinh tồn của 700 loài khác nhau, trong đó có những loài động vật Sách Đỏ.
Ngoài những rác thải có thể nhìn thấy, động vật biển đang ăn phải rất nhiều mảnh nhựa siêu nhỏ, làm ảnh hưởng nặng nề tới sự sinh tồn và các chức năng sinh học của chúng.
Nhiều người dân ở "thế giới thứ ba" đang mưu sinh trên những cánh đồng rác, đổi lại là sự ô nhiễm nặng nề bủa vây con người và những miền đất nghèo khổ này. Trong ảnh là một phụ nữ Bangladesh và con trai Momo đang phơi những túi nhựa sau khi rửa sạch - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Nhựa sau khi được nghiền nhỏ và phân loại - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Vườn hoa giả này có thể rất đẹp nhưng kết cục của chúng lại là mối nguy cho thế giới: ô nhiễm nhựa - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Con người đang sử dụng rất nhiều nhựa - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Và đây là kết cục của chúng, nơi những khu ổ chuột. Nhiều rác thải nhựa khác không được thu gom và đang bủa vây phần còn lại của thế giới - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Nhiều nhà chức trách đã đề xuất tăng thuế đối với sản xuất nhựa, đồng thời đầu tư khoa học công nghệ trong việc xử lý rác thải nhựa và nghiên cứu thêm các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.
Tại một hội nghị ở Nairobi (Kenya) vào tháng 12 vừa qua, 193 quốc gia đã đặt bút ký vào Hiệp ước Biển sạch Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nó chưa đủ mạnh mẽ vì chưa áp đặt thuế đối với nhựa.
(Theo National Geographic, BBC)