Cho đến nay, thành viên bộ lạc vẫn “úp mở” về những câu chuyện này khi được du khách phương Tây hỏi, nhưng người ta cho rằng đó chỉ là “chiêu” để quảng bá du lịch.
Bộ lạc Korowai, hiện được cho là có khoảng 3.000 người, sống ở khu vực rừng nhiệt đới nguyên thủy ở Tây Papua, Indonesia
Tài liệu đầu tiên về bộ tộc này nói rằng một nhóm các nhà khoa học đã tình cờ bắt gặp các thành viên bộ lạc vào năm 1974
Bộ ảnh mới nhất này được thực hiện sau khi phóng viên ảnh người Italia Gianluca Chiodini, 41 tuổi dành nhiều ngày ở cùng với bộ lạc Korowai
“Người Korowai sống ở trung tâm của rừng nhiệt đới, chưa từng tiếp xúc với thế giới hiện đại, nên họ vẫn duy trì nhiều truyền thống lâu đời”, anh Chiodini nhận xét
Người Korowai được cho là sống trên các túp lều đặc biệt trên cây, cố gắng bảo vệ nhà mình khỏi các bộ lạc đối thủ, tránh nước lũ dâng cao và các cuộc tấn công đốt phá.
Tuy nhiên, tới nay các thành viên của bộ tộc này phần lớn đã di chuyển vào các ngôi làng định cư.
Một thành viên của bộ lạc Korowai ăn một con bọ sống trước ống kính của phóng viên ảnh Gianluca Chiodini.
Cư dân bộ lạc ăn mặc rất gần người nguyên thủy khi sử dụng lá cây làm quần áo.
Hầu hết người trong bộ lạc này đều có kỹ năng săn bắn hái lượm thuần thục. Nguồn thức ăn kiếm được thường dựa vào việc săn bắn và câu cá
Trong đời sống thường ngày, bộ tộc này không được tiếp cận với nhiều loại thuốc hiện đại và thường điều trị bệnh bằng thảo dược, vì vậy tỷ lệ tử vong khá cao.
Đối với người Korowai, văn hóa dân gian, bùa phép rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Mọi người đều tin vào sự tái sinh và những câu chuyện thần thoại truyền miệng.
Các nghi lễ hiến tế liên quan tới động vật hiện vẫn còn lưu giữ, họ xem đó như một món quà tổ tiên để lại cho họ.
Do không có kiến thức khoa học, bộ lạc trong rừng sâu ở Indonesia tin rằng con người ta chết là do ma quỷ. Người Korowai cho rằng bất cứ ai bị yêu quái giết đều bị các thành viên bộ lạc ăn thịt, một nghi thức để bảo vệ những người còn lại
Từ những năm 1990, người Korowai bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với bên ngoài khi hợp tác với các công ty lữ hành địa phương để tổ chức các chuyến tham quan quanh làng.
Có người nói tục ăn thịt người đó được cho là vẫn giữ cho đến gần đây, nhưng các nhà nhân chủng học khác tin rằng, đây chỉ là câu chuyện hư cấu nhằm thúc đẩy sự hiếu kỳ của du khách