Hiện tượng kỳ lạ trên hồ băng ở Bắc Cực: Đục hố, châm lửa bỗng bùng cháy

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học giải thích hiện tượng này như thế nào?

Các nhà khoa học tại ĐH Alaska (Mỹ) đã tiến hành một thí nghiệm trên hồ Esieh, một hồ băng ở phía bắc Alaska và kết quả nhận được thật đáng kinh ngạc.

Theo đó, Giáo sư Katey Walter Anthony và các cộng sự tại ĐH Alaska đã công bố những hình ảnh và đoạn video về thí nghiệm đặc biệt tại hồ Esieh.

Hiện tượng kỳ lạ trên hồ băng ở Bắc Cực: Đục hố, châm lửa bỗng bùng cháy - Ảnh 1.

Các nhà khoa học tiến hành đục một hố nhỏ trên hồ băng.

Cụ thể, sau khi đục một hố nhỏ trên hồ Esieh băng giá, các chuyên gia tiến hành đặt một mồi lửa nhỏ bên cạnh và thật bất ngờ khi nó tạo ra một đám cháy lớn.

Hiện tượng kỳ lạ trên hồ băng ở Bắc Cực: Đục hố, châm lửa bỗng bùng cháy - Ảnh 2.

Sau đó, một người cầm que diêm ở bên cạnh để làm mồi lửa và ngay lập tức hố băng nhỏ tạo ra một đám cháy lớn.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng kỳ lạ này là do hàm lượng khí Metan (công thức hóa học là CH4) thoát ra từ bên dưới hồ Esieh.

Theo giáo sư Katey Walter Anthony giải thích, khí Metan ở hồ Esieh phun ta từ bên dưới lớp băng vĩnh cửu và tràn vào không khí trong bối cảnh nhiệt độ gia tăng ở Bắc Cực. Nhiều hố băng trong khu vực này liên tục sủi bọt khí Metan và chỉ cần châm lửa ở phía trên là bốc cháy.

Xem video:

Thí nghiệm hố nhỏ tại hồ băng ở Bắc Cực bỗng nhiên bốc chảy

Trước viễn cảnh Trái Đất đang dần nóng lên do biến đổi khí hậu và băng tan, các nhà khoa học lo ngại rằng việc giải phóng khí Metan cũng xảy ra tương tự ở những vùng băng giá khác.

Theo tờ Independent, các hồ băng trên Trái Đất tan bớt có thể giải phóng lượng khí Metan ẩn sâu bên dưới và điều này có thể gây nên thảm họa toàn cầu. Metan là một khí có khả năng "bẫy nhiệt" mạnh gấp 23 lần so với khí CO2.

Đây cũng là một mối đe dọa khiến Trái Đất nóng lên nhanh hơn gấp nhiều lần so với các khí nhà kính khác. Thông thường, khí CH4 có thể được tìm thấy trong chất thải động vật, bãi chôn lấp, những mỏ than và các các ống dẫn khí tự nhiên bị rò rỉ.

Tuy nhiên, trên thực tế, theo các chuyên gia, ước tính có khoảng 1,5 nghìn tỉ tấn carbon được cho là lưu giữ ở bên dưới băng vĩnh cửu, gấp 2 lần số lượng tìm thấy trong khí quyển. Đây được cho là tàn tích của những chất hữu cơ cổ đại nhưng vô tình bị "mắc kẹt" trong các vùng đất băng giá. Nếu chúng thoát ra và tạo thành khí CH4 thì điều này có thể để lại hậu quả khôn lường.

Bà Walter Anthony giải thích rằng nếu như băng giá tan đi thì những chất hữu cơ cổ đại ở bên dưới sẽ nhanh chóng bị phân hủy vì vi khuẩn.

Mặt khác, khí Metan giải phóng vào bầu khí quyển có thể làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu và từ đó dẫn tới việc những lớp băng vĩnh cửu cũng tan nhanh hơn. Đây được gọi là một chu kỳ phản hồi dương.

Điều đó có nghĩa là khi Trái Đất ngày càng ấm lên thì nhiều băng ở các vùng băng giá cũng tan dần, khiến cho khí nhà kính được giải phóng ngày càng nhiều và góp phần làm cho hành tinh của chúng ta "nóng" thêm.

Tham khảo ảnh/nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại