Hiện tượng kì lạ ở Bắc Cực đang khiến chúng ta phải trải qua những hiện tượng thời tiết không bình thường

DINK |

Con người cũng có lỗi với từng đó khí thải xả ra môi trường hàng ngày.

Cực Trái Đất đang dần tiến vào mùa đông lạnh giá, đêm đang dần phủ xuống trên một vùng rộng lớn, một màn đêm kéo dài 24 giờ. Theo lẽ thường, thì màn đêm lạnh lẽo này phải khiến biển băng lan ra với vận tốc rất nhanh.

Nhưng thay vào đó, nhiệt độ đang tăng lên, và biển băng đang giảm diện tích rõ rệt. Điều này đáng lẽ là không được phép xảy ra.

Hiện tượng kì lạ ở Bắc Cực đang khiến chúng ta phải trải qua những hiện tượng thời tiết không bình thường - Ảnh 1.

Cực Bắc ở chính giữa, xung quanh là những thay đổi của biển băng từ ngày 12/11 cho tới 19/11 năm nay. Vùng trắng là băng phủ, vùng xanh tối là vùng giảm độ phủ của băng và vùng xám là vùng không có băng.

Ở một số nơi, biển băng có dấu hiệu đang lan ra nhưng từ thời điểm ngày 16 tháng 11 vừa rồi, xu hướng chung của toàn bộ biển băng Bắc Cực đều cho thấy chiều hướng giảm.

Điều này xảy ra là do biển băng đã bị rút đi rất nhiều tại phần Bắc Băng dương sát với hai quần đảo Svalbard và Đất Franz Josef.

Trong cả hai hình ảnh bạn thấy, việc biển băng rút đi đều được thể hiện rõ ràng. Đây cũng là những thông tin hoàn toàn chính xác, bởi lẽ dữ liệu được lấy từ công cụ đo AMSR2 trên vệ tinh GCOM-W của Nhật Bản.

Hiện tượng kì lạ ở Bắc Cực đang khiến chúng ta phải trải qua những hiện tượng thời tiết không bình thường - Ảnh 2.

Biển băng trong khoảng thời gian từ 19/9 tới 19/11 năm nay. Vòng ngoài biểu trưng cho biển băng vào các năm 1980, 1990 và 2000.

Con người làm cho nhiệt độ Cực Bắc ấm lên với tốc độ gấp 2 lần bất kì khu vực nào trên thế giới. Giờ đây, những khu vực lạnh cực độ này cũng gặp khó khăn trong việc hạ nhiệt độ xuống mức đóng băng.

Nhiệt độ hiện nay tại Bắc Cực đang ấm quá mức cho phép.

Hiện tượng kì lạ ở Bắc Cực đang khiến chúng ta phải trải qua những hiện tượng thời tiết không bình thường - Ảnh 3.

Trong biểu đồ trên, vùng màu đỏ là những nơi có nhiệt độ cao hơn mức bình thường 1,6 độ C. Những khu vực thuộc Biển Barent gần quần đảo Svalbard và Franz Josef đã có nhiệt độ cao hơn mức đóng băng tại vùng nước bề mặt.

Nhà nghiên cứu Bắc Cực có thâm niên trong nghề, ông Ted Scambos cho rằng vào hồi tháng Tám vừa rồi, hai cơn bão lớn tại Bắc Cực đã làm biển băng vỡ ra, bên cạnh đó có thể chúng cũng đã khuấy lên lượng nước ấm từ dưới đáy biển sâu, diều đó đã khiến nhiệt độ bề mặt biển thay đổi và biển băng không còn nguyên vẹn như trước.

Biển băng bị vỡ đồng nghĩa với việc mặt nước biển tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời lâu hơn bình thường.

Mặt băng lạnh phản lại năng lượng Mặt Trời rất hiệu quả nhưng mặt nước biển tối tăm lại hút ánh sáng rất mạnh. Vì thế, nước biển ấm khi bị pha với nước ở tầng đáy lại càng ấm hơn do tác động của mặt trời. Có lẽ đó là lý do vì sao biển băng nơi đây không được như mọi năm.

Hiện tượng kì lạ ở Bắc Cực đang khiến chúng ta phải trải qua những hiện tượng thời tiết không bình thường - Ảnh 4.

Mức độ lan của biển băng năm nay đã đạt mức thấp kỉ lục.

Hiện tại, lượng nước ấm lên đó đang đưa những năng lượng chúng thu được từ ánh nắng Mặt Trời đó vào trong bầu khí quyển, đó cũng có thể là lý do tại ta đang trải qua một nền nhiệt độ khá bất thường vào mùa đông năm nay.

Cùng lúc đó, việc tuần hoàn nhiệt độ khí quyển cũng đang bơm thêm vào khu vực Bắc Cực những luồng gió ấm của phương Nam, điều đó cũng càng khiến cho tốc độ đóng băng của biển càng chậm hơn.

Vậy là do những hiện tượng thời tiết kì lạ đã tạo nên một tình huống lạ kì tại Bắc Cực này.

Con người cũng vẫn có lỗi trong việc này với những ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu do khí thải gây ra. Nhưng lần này, ta cũng có thể đổ lỗi cho thiên nhiên về những hiện tượng thời tiết bất thường mà ta hiện đang phải qua.

Tham thảo DiscoverMagazine

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại