Đàn sáo hàng nghìn con tụ tập thành một đám khổng lồ bám kín đường dây điện ở một thị trấn Scotland đã gây ra tình trạng mất điện trong khu vực.
Đàn sáo khổng lồ gây mất điện ở thị trấn Scotland
Công nhân điện tại ngôi làng Aith ở Scotland đã tìm ra thủ phạm gây ra hàng loạt vụ mất điện kỳ lạ. Không thể ngờ đó chính là hàng nghìn con sáo đen nhỏ.
Hàng nghìn con chim sáo đá đã bám kín trên đường dây điện ở Airth, gây mất điện tạm thời trong một thời gian ngắn.
Một kỹ sư của công ty điện ScottishPower đã chứng kiến đàn sáo khổng lồ đang thực hiện 'điệu nhảy' giữa không trung trước khi đáp xuống dây điện.
Tổng trọng lượng của đàn chim khiến cho dây điện chạm vào nhau làm chập nguồn điện trong vài giây.
Đàn sáo khổng lồ đậu kín trên dây điện
Được biết, loài chim sáo đá thường gây ra các vụ giết người vào buổi tối đầu mùa thu và mùa đông. Đàn chim khổng lồ tụ tập lại tạo ra hơi ấm, có thể xua đuổi chim ưng và những kẻ săn mồi khác.
Airth, ngôi làng có khoảng 1.700 người dân sinh sống ở vùng đất thấp trung tâm của Scotland gần Falkirk, từng bị ảnh hưởng do nhiều vụ mất điện không rõ lý do.
Kỹ sư trưởng Neil McDonald sau đó đã phát hiện ra câu trả lời khi chứng kiến hàng nghìn con chim sáo đá 'nhảy múa' trên đường dây điện.
Neil McDonald đã quay lại cảnh tượng ngoạn mục rồi sau đó chia sẻ đoạn video với các đồng nghiệp của mình.
Neil McDonald cho biết: "Trong tất cả 14 năm làm việc tại SP Energy Networks, tôi chưa bao giờ trông thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Những con chim nhỏ nhưng tụ tập với số lượng lớn khiến dây điện rung lên và xuống khi chúng nhảy qua nhảy lại. Dây điện đụng vào nhau gây ra tình trạng mất điện trong thời gian ngắn".
Sự cố mất điện thường chỉ kéo dài vài phút nhưng diễn ra thường xuyên và một số gây ra thiệt hại lớn.
Ross Galbraith, giám đốc SP Energy Networks cho biết: "Điều này hoàn toàn ngoạn mục, tôi chưa từng chứng kiến hay trải nghiệm về hiện tượng này".
Hiệp hội bảo vệ các loài chim đang thử nghiệm nhiều cách khác nhau để xua đuổi chim khỏi đường dây điện. Trong đó họ thử cách phát tiếng động lớn nhằm mô phỏng âm thanh loài săn mồi trong tự nhiên của chúng
Nhà bảo tồn Toby Wilson cho biết: "Chúng tôi từng thành công trong việc di chuyển ngỗng trời trước đây, vì vậy hi họng có kết quả khả quan tương tự với cộng đồng loài chim sáo đá. Đàn chim có thể sẽ di dời đến nơi nào đó không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp điện của cộng đồng địa phương".
Một nghiên cứu năm 2017 từ Đại học Gloucestershire chỉ ra rằng chim sáo đá có thể tạo ra tiếng rì rầm để xua đuổi những kẻ săn mồi như chim ưng. Nhưng số lượng loài chim đã giảm 80% kể từ những năm 1960, do mất môi trường sống và thay đổi kỹ thuật nuôi.