Hôm nay 5/4/2019, Google Doodle đã thiết kế hình ảnh kỷ niệm 132 năm ngày sinh của nhà khoa học Hedwig Kohn (1887 - 1964) - nhà vật lý học đã "đập tan" xiềng xích phát xít Đức để cống hiến choa khoa học và nhân loại (đọc chi tiết).
Cuộc đời của bà có lẽ sẽ bình lặng trôi qua như bao nhà khoa học khác nếu như không có sự kiện năm 1933, khiến bà bị cấm giảng dạy và thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng do sự truy lùng ráo riết của Đức Quốc xã 5 năm sau đó (1938).
Google Doodle đã thiết kế hình ảnh kỷ niệm 132 năm ngày sinh của nhà vật lý Hedwig Kohn. Ảnh: Google Doodle
Vậy lý do gì đã khiến cho một nhà khoa học hết lòng cống hiến cho khoa học và nền giáo dục Đức lại bị bài trừ như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân đó qua bài viết dưới đây.
Để có thể hiểu được điều này, đầu tiên chúng ta phải nói đến bối cảnh của nước Đức lúc bấy giờ, khi mà chiến tranh Thế giới thứ 2 (xảy ra năm 1939 do Đức Quốc xã châm ngòi và kết thúc năm 1945 với sự thất bại của Đức Quốc xã và phe Phát Xít) sắp nổ ra.
Lúc bấy giờ, Phát Xít Đức đang có rất nhiều điều chỉnh mới trong cơ cấu xã hội nhằm chuẩn bị cho màn rửa hận sau thất bại cay đắng của Thế chiến thứ nhất. Trong đó chính sách bài trừ người Do Thái là một chiến dịch có quy mô lớn và tác động sâu sắc tới xã hội Đức bấy giờ.
Do Thái - dân tộc thông minh khiến Hitler khiếp sợ
Ngay từ khi lên nắm quyền thủ tướng Đức vào năm 1933, trùm Phát Xít Adolf Hitler (1889 – 1945) gần như ngay lập tức tiến hành các cuộc bức hại và trục xuất 525.000 người Do Thái mà bà Kohn vốn là một người gốc Do Thái sống tại Đức cũng không phải ngoại lệ.
Để đạt được những mục tiêu này, Hitler muốn tạo nên một chủng tộc thượng đẳng vượt trội so với các chúng tộc khác, là chủng tộc sẽ cai trị phần còn lại của thế giới. Thế nhưng để làm được điều này thì ông phải tiêu diệt chủng tộc được xem là thông minh nhất thế giới. Đó chính là chủng tộc Do Thái, vốn như cái gai trong mắt Hitler.
Mặc dù chiếm một con số rất nhỏ về dân số (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013) nhưng người Do Thái lại đóng góp nhiều nhất cho nhân loại về mọi mặt nói chung. Số người Do Thái giành được giải Nobel chiếm tới 1/5 số lượng các nhà khoa học toàn thế giới.
Nói không quá khi cho rằng người Do Thái chính là dân tộc thông minh bậc nhất trên thế giới với những cống hiến của họ cho sự tiến bộ toàn diện của nhân loại. Đây cũng là dân tộc khiến Hitler khiếp sợ và dẫn đến ác cảm cực đoan.
Nhà khoa học Hedwig Kohn (1887 - 1964). Ảnh: Physic
Hitler gieo rắc tinh thần bài trừ người Do Thái trong chính những con người Đức khi cho rằng để xây dựng một thế giới mà người Đức thuần chủng làm bá chủ thì việc loại bỏ người Do Thái là điều cực kỳ cấp bách.
Điều này khiến cho những người Do Thái sống ở Đức hay ở các nước khác luôn bị ác cảm và trở thành mục tiêu bị săn lùng của Phát Xít Đức. Bắt đầu từ ác cảm âm ỉ này mà đến năm 1938, một bước ngoặt đã thổi bùng lên ngọn lửa bài Do Thái một cách mạnh mẽ.
Đây là năm mà bà Kohn bị cấm giảng dạy tại trường khi "Tuần lễ Thủy tinh vỡ" nổ ra. Theo đó, một nhà ngoại giao Đức là Ernst vom Rath đã bị một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi bắn chết tại đại sứ quán Đức ở Paris.
Điều này thổi bùng lên ngọn lửa căm phẫn của người dân Đức khi tiến hành tấn công, đập giá giáo đường, cửa hàng trên quy mô lớn của những người Do Thái. Đến năm 1939 thì tai họa đổ ập lên những người Do Thái.
Có tới phân nửa (trong số khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên lãnh thổ mà Đức Quốc xã chiếm đóng) đã bị giết hại, những người khác đều bị truy lùng ráo riết, họ bị cấm phục vụ đất nước và bị tước đi nhiều quyền cơ bản nhất của con người.
Sau khi bị mất việc, bà Hedwig Kohn vẫn kiên cường sống tại Đức thêm 5 năm nhằm hoàn thiện nghiên cứu ứng dụng ngành chiếu sáng còn dang dở của mình dưới sự truy lùng ráo riết của Phát Xít Đức.
Trước tình huống cực kỳ nguy hiểm cho người Do Thái nói chung và bà Kohn nói riêng, nhiều người Do Thái đã phải chạy nạn sang các quốc gia khác. Trong đó bà Hedwig Kohn đã chọn nước Mỹ để tránh đại nạn này.
Tại sao bà lại chọn nước Mỹ? Một phần lý do vì chính sách của Tổng thống đương thời Franklin D. Roosevelt (1882-1945) vào năm 1938 khi tạo điều kiện cho những người Do Thái có thể thị thực ở nước Mỹ như một động thái mạnh trước hành động tàn bạo của Đức.
Tại đây bà đã đóng góp công sức và trí tuệ của mình cho nền khoa học và sự phát triển của nhân loại cho đến năm 1964 (77 tuổi) thì trút hơi thở cuối cùng.
Bài viết được dịch từ các nguồn: History, Historyplace, Britannica