Trên thực tế, M-SHORAD là chiếc Stryker A1 được tích hợp Gói Thiết bị Nhiệm vụ MEP; Nguồn: defenseworld.net
Tháng 6/2018, công ty Leonardo DRS (chi nhánh tại Mỹ của Leonardo, Italia) đã được chọn làm nhà phát triển chính. Các nguyên mẫu của hệ thống tên lửa phòng không mới đã được chế tạo và thử nghiệm vào năm ngoái.
Sau vụ máy bay không người lái tấn công hai cơ sở dầu của Saudi Arabia vào tháng 9/2019, người Mỹ càng nhận thấy sự thiếu hụt máy bay không người lái và các hệ thống phòng không tầm ngắn.
Hiện thực hóa
Để tăng tốc độ và đơn giản hóa việc phát triển một loại hệ thống tên lửa phòng không mới, IM-SHORAD được chế tạo trên khung gầm Stryker A1 đã được hoàn thiện với khả năng cơ động cao, sử dụng tối đa các thành phần và cụm lắp ráp sẵn có thể có, để giảm thời gian phát triển, ra mắt loạt và tái vũ trang nhanh nhất với Gói Thiết bị Nhiệm vụ (Mission Equipment Package - MEP), do Leonardo DRS tạo ra.
Theo Defense World, tổ hợp phòng không tầm gần này thực chất là bọc thép xe phòng không được trang bị đài radar mạnh, các thiết bị tác chiến điện tử, tên lửa dẫn đường bằng radar và pháo 30 mm mới nhất và súng máy đồng trục.
Thành phần đáng chú ý nhất của MEP là tháp pháo Nền tảng vũ khí tích hợp có thể cấu hình lại (Reconfigurable Integrated-weapons Platform - RIwP) của Moog, có một khẩu pháo XM914 cỡ nòng 30 mm và một súng máy M240 cỡ nòng 7,62 mm, cũng như hai bệ phóng cho hai loại tên lửa.
Để tấn công các mục tiêu trên không, sử dụng 4 tên lửa FIM-92 Stinger và 2 tên lửa AGM-114 Hellfire của Tập đoàn Raytheon. Điểm nhấn của IM-SHORAD là bệ phóng Avenger (do hãng Boeing phát triển), được thiết kế đặc biệt để vừa mang tên lửa chống tăng AGM-114 Longbow Hellfire và tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder.
Việc phát hiện và theo dõi mục tiêu được thực hiện bằng Radar Bán cầu Đa nhiệm (Multi-Мission Hemispheric Radar - MHR) của công ty Rada Electronic Industries (Israel), gồm bốn radar mảng pha tích cực (active phased array radar – AFAR), được đặt ở các góc của xe, có khả năng phát hiện mục tiêu lớn trên không ở phạm vi ít nhất 20-25 km; phát hiện máy bay không người lái nano từ 5 km.
Bộ phận quang điện tử MX-GCS trên tháp pháo RIwP được sử dụng để điều khiển vũ khí và dẫn đường tên lửa. Bên trong xe chiến đấu là các bộ phận điều khiển để quan sát và vũ khí...
IM-SHORAD đang được kỳ vọng giúp bảo vệ các đội hình cơ động và cấp chiến thuật khỏi các cuộc tấn công và giám sát đường không tầm thấp; Nguồn: dmitryshulgin.com
Tùy theo đối tượng, pháo có thể được sử dụng hiệu quả để chống lại các UAV cỡ nhỏ, các mục tiêu trên không tầm gần và xe bọc thép hạng nhẹ; sự hiện diện của ATGM cho phép hạ gục cả xe tăng chiến đấu chủ lực MBT hiện đại.
Ưu điểm của M-SHORAD là tính linh hoạt, cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu mặt đất, vượt trội so với tổ hợp phòng không Avenger hiện có, được cho là yếu hơn, chậm hơn và dễ bị tổn thương hơn. Tên lửa Stinger của Mỹ được coi là quá đắt và không hiệu quả để tấn công các máy bay không người lái giá rẻ, nhỏ của Nga được cử đi trinh sát các mục tiêu cho các pháo binh.
Để tăng cường khả năng phòng thủ cho các phương tiện chống lại máy bay không người lái cỡ nhỏ, súng cối, pháo binh và tên lửa, Quân đội Mỹ cũng đã và đang phát triển tia laser năng lượng cao để bổ sung cho hệ thống M-SHORAD.
Tháng 7/2019, Lục quân đã chọn Northrop và Raytheon để phát triển các nguyên mẫu cạnh tranh của Stryker được trang bị laser 50 kilowatt như một phần của thỏa thuận trị giá 203 triệu USD với Kord Technologies là nhà thầu chính.
Các quan chức quân đội phụ trách chương trình hiện đang hỗ trợ cả các công ty khi họ lắp ráp các bộ phận của Stryker được trang bị laser tại Redstone Arsenal (Alabama).
Vào mùa xuân này, Lục quân sẽ tổ chức một buổi bắn tại Fort Sill (Oklahoma) để chọn một thiết kế sẽ được sản xuất để trang bị cho quân đội với khả năng hoạt động ban đầu của bốn xe Stryker Phòng không Tầm ngắn Di động-Năng lượng Định Hướng (Directed Energy-Mobile Short-Range Air Defense - DE-M-SHORAD) vào năm tài chính 2022.
Trang bị
Theo kết quả kiểm tra, vào cuối tháng 9, một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD sản xuất IM-SHORAD với bên B là General Dynamics Land Systems đã được ký kết. Hợp đồng bắt đầu với việc chế tạo 28 chiếc xe với tổng kinh phí 230 triệu USD.
Theo phân bổ ngân sách của Lục quân, lực lượng này có kế hoạch chi bổ sung 1,575 tỷ USD cho đến năm 2025 khi mua tổng cộng 180 xe Stryker IM-SHORAD. Như vậy, chỉ mất hơn hai năm rưỡi kể từ khi khởi động chương trình cho đến khi ký hợp đồng sản xuất loạt, giảm so với 4 năm dự đoán ban đầu bắt đầu vào năm 2018.
Khả năng thực chiến của Pantsir-S1 đã được chứng minh, còn của IM-SHORAD vẫn đang bị đặt dấu hỏi; Nguồn: defenceturk.net
Hiện tại, giai đoạn đầu tiên của chương trình đang được thực hiện, nhằm tái trang bị cho 4 tiểu đoàn phòng không hiện có.
Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Pháo phòng không 4 (5-4 ADA) (được thành lập vào năm 2018, vốn được trang bị hệ thống tên lửa tầm ngắn Avenger), thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không và Tên lửa Lục quân 10 hiện đang đồn trú tại Đức, sẽ là đơn vị đầu tiên tiếp nhận và tiếp tục vận hành thử nghiệm hệ thống M-SHORAD.
Có thông báo rằng vào cuối tháng 9 năm nay, 5-4 ADA sẽ nhận thêm 28 xe, nâng lên số lượng xe lên 32 chiếc, cho phép thay thế hoàn toàn các Avengers đã lỗi thời. Các sư đoàn và tiểu đoàn khác sẽ được nhận thiết bị mới vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết là đang đóng quân tại Mỹ.
Những phản biện đầu tiên
Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng một số chuyên gia quân sự cho rằng sẽ rất khó để IM-SHORAD có thể hoàn thành nhiệm vụ. Bởi chỉ với nền tảng của cỗ xe Stryker nhỏ bé, người Mỹ đã quá tham lam khi tích hợp lên đó tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa tầm nhiệt AIM-9X Sidewinder, pháo 30mm.
Tất cả hiện diện trên bệ chiến đấu cồng kềnh là lý do khiến IM-SHORAD bị nghi ngờ khó có thể phản ứng linh hoạt trước những cuộc tấn công từ vũ khí cỡ nhỏ.
Trên thế giới hiện nay không một quốc gia nào có kiểu trang bị vũ khí tương tự hệ thống IM-SHORAD của Mỹ.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của M-SHORAD là hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga cung cấp khả năng bảo vệ tầm gần đối với các tổ hợp tên lửa lớn hơn như S-400, tại các sân bay và các công trình quan trọng. Người Nga tạo ra hệ thống phòng không Pantsir-S1 cũng hoàn toàn khác với cách làm của người Mỹ.
Dù cùng có thể diệt được mục tiêu trên không và dưới mặt đất nhưng nền tảng để Nga triển khai Pantsir-S1 là chiếc xe tải có kích thước lớn hơn nhiều.
Cùng với đó, Nga chỉ triển khai tên lửa đánh chặn và pháo bắn nhanh chứ không tham lam trang bị thêm cả tên lửa chống tăng như IM-SHORAD. Có thể đây chính là lý do khiến Pantsir-S1 chứng minh khả năng của mình trong thực chiến, trong khi IM-SHORAD dù mới bắt đầu được đưa vào trang bị, hiệu quả chiến đấu của nó đã bị nghi ngờ./.