MLRS khai hỏa.
Theo ông Pimenov, MLRS mới trên có thể hoạt động với cả kíp vận hành và có cả phiên bản không người lái. Nếu được đưa vào trang bị, nó sẽ là khẩu súng robot đầu tiên thuộc loại này trong Lực lượng Vũ trang Nga.
Trước đó, có thông tin về các kế hoạch robot hóa một loại vũ khí đã được sử dụng trong quân đội, đó là hệ thống Tornado-G.
"Hiện tại, chúng tôi đang phát triển một bộ công cụ hóa cho xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tiêu chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi đang nghiên cứu robot hóa một MLRS đầy hứa hẹn. Công việc này sẽ loại bỏ sự hiện diện của tổ vận hành phương tiện chiến đấu này ở nơi nguy hiểm, trong khi vẫn bảo đảm được khả năng điều khiển nhờ một người từ buồng lái của một phương tiện chiến đấu" – ông Pimenov nói.
Ông cho rằng việc robot hóa hoàn toàn một cỗ máy như vậy là không thực tế vì ở chế độ không người lái, các đặc tính kỹ thuật của nó chắc chắn sẽ giảm.
"Ví dụ, nếu có cỗ máy hành quân đến nơi tác chiến, việc điều khiển nó từ xa có ích lợi gì? Việc điều khiển từ xa, sẽ giảm đi các đặc tính chuyển động của các phương tiện, dù ít. Hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu khả năng của chế độ điều khiển từ xa vốn cần thiết trong cuộc đối mặt của thiết bị với kẻ thù" – ông Pimenov giải thích.