Thiên thạch gần đây nhất được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 10 được ước tính khoảng cách an toàn là khoảng 498.000 km, tức là xa gấp 1,3 khoảng cách tới Mặt Trăng. Nhưng nhờ phần mềm mới của NASA, chúng ta ước tính hiểm họa trước được vài ngày chứ không chỉ là vài giờ nữa.
Thiên thạch 2016 UR36 do một kính viễn vọng ở Hawaii.phát hiện lần đầu tiên vào ngày 25/10. Dữ liệu được nhanh chóng cập nhật trong vòng 10 phút vào hệ thống cảnh báo mới của NASA, gọi là Scout. Phần mềm dự tính được đường bay giao cắt với Trái Đất.
Hệ thống cảnh báo ngay cho 3 kính viễn vọng để tiếp tục quan sát và thu hẹp đường bay của thiên thạch trong trong vài giờ để xác định xem thiên thạch bay qua có ảnh hưởng đến Trái Đất không.
Hình minh họa mối hiểm họa đối với Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cũng ước tính được gần đúng kích thước thiên thạch là khoảng từ 5 đến 25m. Hệ thống cảnh báo Scout cho các nhà nghiên cứu 5 ngày để chuẩn bị thông báo thiên thạch bay qua, không còn bị sát thời gian như trước.
Nhà thiên văn Paul Chodas thuộc NASA vận hành hệ thống Scout, cho biết: "Khi kính viễn vọng lần đầu tiên phát hiện ra vật thể di chuyển nó chỉ như chấm nhỏ di chuyển trên trời. Không biết nó cách xa bao nhiêu. Kính viễn vọng càng nhìn thấy rõ thì càng thu thập được nhiều dữ liệu".
"Càng biết được thiên thạch lớn bao nhiêu thì càng tính được hướng bay của nó. Nhưng đôi khi chúng tôi không có đủ thời gian để quan sát".
Có chút hy vọng về lần đầu tiên phát hiện được thiên thạch trước khi bay vào khí quyển. Thiên thạch 2008 TC3 được phát hiện 19 giờ trước khi bay cắt qua Trái Đất và chỉ dự đoán được nguy cơ 12 giờ trước khi nó nổ trên sa mạc Nubian ở Sudan vào tháng 10/2008.
Vào tháng 2/2013, thiên thạch rộng 20m nổ tại Chelyabinsk, Nga, mà không có cảnh báo trước.
Hệ thống cảnh báo Scout sẽ được phát triển tăng tốc quá trình phát hiện thiên thạch và ngày càng nhanh chóng xác định nguy cơ xem NASA có phản ứng được hay không.
Mặc dù bỏ sót một số thiên thạch, nhưng NASA đã theo dõi được nhiều thiên thạch, mỗi đêm 5 thiên thạch. Hiện nay hệ thống Scout đã có hơn 15.000 tập tài liệu vật thể gần Trái Đất có nguy cơ va chạm với hành tinh chúng ta.
Hệ thống Scout đã giúp chúng ta thu hẹp ảnh hưởng mối nguy hiểm bằng hết khả năng có thể và nó vẫn đang trong giai đoạn kiểm nghiệm. Thiên thạch 2016 UR36 là trường hợp nghiên cứu đầu tiên. Cuối năm nay, hệ thống Scout sẽ hoạt động toàn phần.
Ngoià hệ thống Scout, NASA còn có chương trình Sentry. Trong khi hệ thống Scout tìm kiếm phát hiện các vật thể nhỏ gần Trái Đất. Chương trình Sentry đang tìm kiếm vật thể lớn bằng cả thành phố, nhất là vật thể dài hơn 140m ở gần Trái Đất.
Các thiên thạch bay trong vũ trụ.
Chương trình Sentry đã có danh sách 655 vật thể gần Trái Đất có nguy cơ gây hại. Ước tính những vật thể gây hại còn nhiều hơn thế.
Nếu chúng ta sớm nhận ra các thiên thạch và đối phó với đường bay của chúng kịp thời thì có thể ngăn chặn được hiểm họa.
Chuyên gia phát hiện thiên thạch Ed Lu cho biết: "Tiến tới chúng ta dự đoán thiên thạch trước được 10 năm, 20 năm, 30 năm để đối phó tốt hơn. Chúng ta có thể làm trệch đường bay của thiên thạch khi nó còn cách Trái Đất hàng tỷ km".
Nguồn: Science Alert