Hệ thống đê hàng chục tỷ USD chưa làm xong đã lỗi thời, thiên đường du lịch của châu Âu đối diện nguy cơ chìm dần

Thiết kế: Hoài Linh - Bài: Lục Lam |

Cuối năm ngoái, Venice đã chìm trong trận lụt lớn nhất trong gần 50 năm, khi đợt thủy triều cao gần 2m từ biển Adriatic nhanh chóng bao phủ tới 85% thành phố.

Một số chuyên gia còn cảnh báo rằng Venice có thể chìm dưới nước và biến mất chỉ trong vòng 1 thế kỷ.

Được mệnh danh là "trái tim" của nước Ý, Venice là một thành phố nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo và thu hút lượng du khách rất lớn đến đây mỗi năm. Theo nhận định của Bloomberg, cho dù từng đi du lịch rất nhiều nơi, nhưng Venice chắc chắn vẫn là điểm đến thú vị và khiến bạn choáng ngợp vì vẻ đẹp cổ kinh rất riêng biệt.

Tuy nhiên, ở thời gian gần đây, Venice dường như "bất lực" trong việc bắt kịp xu hướng của số lượng khách du lịch ngày càng lớn. Trong khi đó, việc hoạt động du lịch phát triển quá mức đã lấn át những ngành công nghiệp truyền thống như hóa chất và thép đang dần biến mất. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phải hứng chịu tình trạng mức giá phải chi trả tương đương với khách du lịch.

Nếu tình trạng giá cả leo thang cùng việc khách du lịch "ùn ùn" kéo đến vẫn chưa đủ thuyết phục rằng Venice đang chết dần, thì biến đổi khí hậu cũng khiến người dân muốn chuyển đi nơi khác. Năm 2018, họ chứng kiến 121 ngày thủy triều dâng cao, nước biển dâng cao 80 cm so với mực nước biển. Lũ lụt xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho những căn nhà, nhà hàng, cửa hiệu nằm ở vùng thấp.

Cuối năm ngoái, Venice đã chìm trong trận lụt lớn nhất trong gần 50 năm, khi đợt thủy triều cao gần 2m từ biển Adriatic nhanh chóng bao phủ tới 85% thành phố. Hiện tượng này ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số chuyên gia còn cảnh báo rằng Venice có thể chìm dưới nước và biến mất chỉ trong vòng 1 thế kỷ.

Hệ thống đê hàng chục tỷ USD chưa làm xong đã lỗi thời, thiên đường du lịch của châu Âu đối diện nguy cơ chìm dần - Ảnh 1.

Để giải quyết tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng, chính quyền thành phố Venice đã lên kế hoạch xây dựng đại hệ thống chắn lũ từ sau trận lụt lịch sử năm 1966. Có thể nói, một trong những dự án được mong chờ nhất là một pháo đài thép ở dưới nước có tên MOSE, dự kiến được xây cao để bảo vệ hệ thống kênh đào Venice.

Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ, đây vẫn chỉ là một kế hoạch được "đắp chiếu", chưa được hoàn thiện hay đưa vào sử dụng. Thậm chí, một số khu vực đang được xây dựng dở dang còn trở thành "nhà" cho những sinh vật dưới nước. Khi giới chức cho rằng biến đổi khí hậu là yếu tố gây ngập lụt, thì nhiều người dân Venice khẳng định nguyên nhân chính là sự thất bại của chính quyền khi hệ thống đập chắn không thể hoạt động sau 17 năm.

Kể từ khi khởi công vào năm 2003, hệ thống MOSE này đã tiêu tốn hơn 6 tỷ USD, được dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2011. Dẫu vậy, hiện tại, dự án này lại bị lùi thời gian hoạt động đến năm 2021 hoặc 2022. Trong khi đó, tình trạng này làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu hệ thống đập chắn này liệu có thể phát huy tác dụng khi mực nước biển dâng ngày càng cao hay không, thậm chí một vài đoạn đã có dấu hiệu gỉ sét.

Hệ thống đê hàng chục tỷ USD chưa làm xong đã lỗi thời, thiên đường du lịch của châu Âu đối diện nguy cơ chìm dần - Ảnh 2.

Marco Gasparinetti– nhà hoạt động xã hội ở Venice, chia sẻ với tờ Washington Post hồi cuối năm ngoái: "Tôi e rằng hệ thống đập này sẽ không bao giờ hoạt động, nhưng tôi vẫn phải hy vọng rằng nó sẽ có hiệu quả. Nếu không, tôi sẽ bán nhà đi nơi khác."

Nguyên nhân chủ yếu của "sự thất bại" này là do tham nhũng, đội vốn và liên tục chậm tiến độ. Vào năm 2014, chính phủ đã bắt giữ 30 người liên quan đến dự án trong vụ điều tra về một quỹ đen với hơn 25 triệu USD để hối lộ chính quyền. Trong khi đó, để có thể hoạt động vào năm 2021, hệ thống này sẽ tốn tới 5,5 tỷ USD – gấp 3,5 lần so với đề xuất ban đầu. Dẫu vậy, dù có hoạt động, cũng không ai dám chắc rằng hệ thống đập này có thực sự ngăn được những đợt triều cường hay không.

Hệ thống đê hàng chục tỷ USD chưa làm xong đã lỗi thời, thiên đường du lịch của châu Âu đối diện nguy cơ chìm dần - Ảnh 3.

Ở trận lụt năm ngoái, trong căn nhà nhỏ của Dubravko Garbin – một cư dân của Venice, nước đã tràn vào trong, chìm trong bóng tối vì mất điện. Nước lũ đã gây hỏng hóc cho nhiều đồ vật trong nhà với trị giá gần 4.000 euro. Chưa dừng ở đó, nước thậm chí còn tràn lên trong nhà vệ sinh hay vòi tắm. Garbin khi đó chia sẻ: "Nước rất bẩn. Tôi phải gạt ra để nước không trôi vào bên trong tủ lạnh."

Trong khi đó, chủ cửa hàng lưu niệm – Farbio Bagarotto, bày tỏ sự tức giận: "Tiền thuế đã được đổ vào MOSE nhưng mọi thứ vẫn ngổn ngang. Chính trị gia không có ai quan tâm đến người dân như chúng tôi."

Không chỉ là lũ khi triều cường dâng lên, Venice thậm chí còn đang chìm dần. Hãng tin CNN từng trích dẫn một báo cáo thực hiện dựa trên dữ liệu GPS và hình ảnh radar và thấy rằng nhiều khu vực của thành phố đang chìm từ 1-4mm mỗi năm. Ngoài ra, cả thành phố cũng đang nghiêng về phía đông.

Hệ thống đê hàng chục tỷ USD chưa làm xong đã lỗi thời, thiên đường du lịch của châu Âu đối diện nguy cơ chìm dần - Ảnh 4.

Theo Express, thành phố được mệnh danh là thiên đường du lịch này có nguy cơ chìm xuống biển chỉ trong vòng chưa đầy 100 năm, vì mực nước biển ngày một dâng cao. Một nghiên cứu từ Viện Địa lý và Khoa học Núi lửa quốc gia Italy dự báo, mực nước biển tại đây sẽ tăng khoản 1,5m vào cuối thế kỷ 21, theo đó phần lớn bờ biển Venice sẽ bị nhấn chìm vĩnh viễn.

Tình trạng ngập lụt ở Venice đã có dấu hiệu có thể được khắc phục, khi vào ngày 10/7, thành phố này đã chứng kiến một điều chưa từng xảy ra. Đó là Venice đã được ngăn với biển Adriatic, tất cả 78 cửa của hệ thống đập chắn MOSE đã được dựng lên, chặn nước ngăn vào thành phố. Tham dự sự kiện này, Thủ tướng Ý – Giuseppe Conte, đã phát biểu: "Hãy hy vọng rằng dự án này sẽ phát huy tác dụng."

Thế nhưng, vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngại rằng liệu Ý có đủ khả năng để chi trả cho chi phí vận hành cho hệ thống này hay không, khi khoản tiền ước tính lên tới 100 triệu euro (110 triệu USD) trong 1 năm. Trong khi đó, chính phủ nước này đã đi vay thêm để tái khởi động nền kinh tế sau khi chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, điều này có thể dễ dàng đẩy mức nợ công lên đến hơn 160 % GDP. Hơn nữa, một hệ thống được xây dựng gần 20 năm còn cho thấy những dấu hiệu đã xuống cấp. Bởi vậy, Venice có được "cứu" hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, phụ thuộc vào những chính trị gia của nước Ý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại