Nhưng phần tăng chủ yếu vào bụng. Xin bác sĩ cho biết những hệ lụy của béo bụng? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân gây béo bụng. Thông thường nguyên nhân chủ yếu do ít vận động, ngồi nhiều; người có thói quen ăn tối muộn hoặc ăn đêm.
Ăn nhiều đồ chiên, rán nhưng lười ăn rau, không uống đủ nước hoặc lạm dụng rượu bia... khiến năng lượng và mỡ không được đốt cháy mà tích tụ lại thành mỡ thừa. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố khi đến tuổi dậy thì hoặc thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dẫn đến béo bụng.
Người có vòng bụng càng to, càng tích tụ nhiều mỡ có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, nếu kéo dài có thể gây xơ gan, ung thư gan... Người béo bụng còn dễ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 do dư thừa chất béo. Ngoài ra, mỡ bụng càng tăng thì nội tiết tố trong cơ thể càng dễ bị rối loạn gây mất ngủ, dễ cáu gắt, da nổi mụn, xỉn màu da, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới, tăng nguy cơ ung thư...
Để phòng ngừa béo bụng, mỗi người cần chú ý kiểm soát cân nặng, bởi thừa cân béo phì đều là nguyên nhân hàng đầu gây béo bụng. Hạn chế ăn vặt hoặc bữa phụ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, để tránh không kiểm soát được năng lượng ăn vào.
Ăn đủ rau xanh và hoa quả chín theo khuyến nghị. Ăn đa dạng thực phẩm, cân đối 3 chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo và chất bột đường).
Uống đủ nước mỗi ngày, không lạm dụng rượu, bia. Hạn chế ăn khuya. Ngủ sớm, đủ giấc để không bị đói bụng giữa chừng.Không ngồi một chỗ quá lâu. Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày hoặc tranh thủ mọi thời gian để vận động giúp tiêu hao năng lượng, giảm mỡ.