Tiền thưởng cuối năm sớm nhất ở Trung Quốc thời cổ đại bắt đầu từ triều đại Đông Hán. Cứ vào tháng 12 âm lịch, hoàng đế sẽ tặng một phong bao lì xì lớn màu đỏ, bên trong có 20 vạn tiền đồng - tương đương với khoảng 100.000 Nhân dân tệ theo tỷ giá hối đoái ngày nay, cho các tướng lĩnh và quan đại thần.
Ảnh minh họa.
Thời xưa ở Trung Quốc, tiền thưởng cuối năm lớn hay nhỏ có quan hệ chặt chẽ với cấp bậc của quan. Quan lại cấp bậc cao trong triều đình có thể nhận được phong bao lì xì đỏ với số tiền thưởng lớn, nhưng quan lại cấp dưới/cấp địa phương thì nhận được số tiền rất ít ỏi, thậm chí không có, buộc họ phải tìm cách xoay xở.
Đây là cách quan lại cấp đại phương thời Trung Quốc cổ đại "nhận" món tiền thưởng cuối năm:
Thời nhà Tần, nhà Hán, quan lại cấp địa phương có khi phải bán "phế liệu" để lấy tiền làm tiền thưởng cuối năm. Vào thời điểm đó, chỉ dụ thường được niêm phong và đựng trong bao làm bằng vải lanh hoặc lụa. Khi chỉ dụ đến tay người nhận, túi lụa trở thành vật dư thừa. Rất nhiều túi lụa trong số đó được tích lũy quanh năm, cuối năm sẽ đem đi bán, số tiền đổi lại sẽ được dùng để làm tiền thưởng cuối năm.
Vào thời Đường và nhà Tống, tiền thưởng cuối năm của các quan lại cấp địa phương phụ thuộc vào việc "cho vay nặng lãi". Vào thời Đường và nhà Tống, triều đình sẽ cấp cho địa phương một số vốn nhất định để làm lãi. Một phần lãi nhỏ sẽ được giao lại cho triều đình, phần còn lại chuyển cho quan lại địa phương làm nguồn thưởng cuối năm cho các quan.
Thời nhà Minh và nhà Thanh, triều đình không chủ trương phát thưởng cuối năm, nhưng quan lại mỗi người có phương pháp riêng: Quan lại địa phương trực tiếp bóc lột dân chúng, còn quan ở kinh thành thì cướp bóc quan lại địa phương.
Nguồn: Sohu