Theo AMN, người đứng đầu ủy ban quốc phòng và an ninh ở quốc hội Iraq, ông Mohammad Ridha, ngày 9/1 cho biết các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào các đơn vị Các đơn vị Động viên Nhân dân Iraq (lực lượng do Iran hậu thuẫn) buộc chính phủ nước này nối lại đàm phán thương vụ mua S-300 của Nga .
Ông Ridha nói ông không rõ hiện đàm phán đang ở giai đoạn nào, song khẳng định: "Tất cả những gì tôi biết về việc đó là đã có phê chuẩn từ giới lãnh đạo cấp cao Iraq về các cuộc đàm phán này".
Ông cũng cho biết thêm, thương vụ sẽ khó tránh khỏi sự phản đối của Mỹ. "Chúng tôi đang chờ phản ứng của Mỹ về vấn đề này", ông nói.
Mỹ bị cho là đã gây sức ép lớn lên nhiều quốc gia mua hoặc có ý định mua các hệ thống phòng không của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ khi cương quyết mua các tổ hợp tên lửa S-400 của Nga, trong khi Ấn Độ cũng có nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt tương tự.
S-300 là hệ thống phòng thủ tên lửa có thể hạ gục các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến thuật tối tân được trang bị công nghệ tàng hình. S-300 cũng có thể đánh chặn các tên lửa hành trình Tomahawk - một trong những vũ khí tấn công chủ lực trên các tàu khu trục của Mỹ.
Kế hoạch nối lại đàm phán để mua S-300 của Iraq được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở quốc gia này leo thang căng thẳng gần đây do các hành động quân sự của Mỹ và Iran.
Iraq muốn mua tên lửa S-300 của Nga
Quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc không kích nhằm vào PMU hồi cuối tháng 12/2019, cho rằng nhóm này đã tiến hành cuộc tấn công giết chết một nhà thầu Mỹ. Lực lượng dân quân Shiite do Iran hậu thuẫn sau đó cho biết cuộc không kích của Mỹ khiến 25 tay súng của lực lượng này thiệt mạng.
Đây chỉ là sự khởi đầu cho một chuỗi sự kiện liên tiếp xảy ra ở Iraq, và ngay sau đó là làn sóng biểu tình phản đối Mỹ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. Dù không nhân viên ngoại giao nào của Mỹ bị ảnh hưởng, nhưng Lầu Năm Góc đã đáp trả một cách mạnh mẽ, và tiếp đó là không kích ở Sân bay Baghdad sát hại Tư lệnh lực lượng Quds của Vệ binh cách mạng Iran Tướng Iran Soleimani.
"Chúng tôi dự đoán Mỹ sẽ phản đối vấn đề này", ông Ridha nói.
Mỹ đã gây nhiều sức ép với những nước mua các hệ thống phòng không do Nga sản xuất hoặc đang xem xét các thương vụ tương tự. Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của Mỹ trong NATO, bị Mỹ dọa trừng phạt vì mua S-400 của Nga. Trong khi đó, Ấn Độ, một nước sắp vận hành hệ thống phòng không của Nga, cũng đối mặt với những sức ép tương tự từ Mỹ.
Trước đó, RIA Novosti dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Iraq có thể là khách hàng kế tiếp sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay là S-400 Triumph.
"Iraq là một đối tác của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự và Nga có thể hỗ trợ nguồn tài chính cần thiết để giúp Iraq bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như bảo vệ an toàn không phận bằng tên lửa S-400 cũng như các hệ thống phòng không khác như Buk-M3, Tor-M2 và nhiều hơn nữa", ông Igor Korotchenko, một quan chức thuộc Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, cách đây vài tháng, Iraq đã cân nhắc tới khả năng mua các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga bao gồm tổ hợp phòng không S-400 Triumph. Tuy nhiên, dưới sức ép của Mỹ, Iraq buộc phải trì hoãn mua S-400.