Military Watch nói một số khách hàng bao gồm Trung Quốc, Algeria, Việt Nam và Ấn Độ được nói là tỏ ra quan tâm vì các khả năng độc đáo của Su -57, cho phép nó có thể đồng thời là máy bay tấn công và máy bay đánh biển nếu được trang bị phù hợp.
Trong khi các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra, một khách hàng tiềm năng mới và không ngờ tới đã nổi lên ở Đông Nam Á - không quân Myanmar. Các bản tin về khả năng một thương vụ được thực hiện xuất hiện giữa lúc quan hệ quốc phòng giữa Nga và Myanmar đang gia tăng, tiếp sau các bình luận của đại sứ Myanmar tại Nga Ko Ko Shein bày tỏ sự quan tâm đối với tiêm kích Su-57.
Các biến thể cũ của dòng tiêm kích tầm trung cũng do Nga sản xuất là MiG-29 hiện là lực lượng chủ chốt của không quân Myanmar, bên cạnh đó là các tiêm kích thế hệ ba cũ hơn đến từ Trung Quốc là máy bay J-7, ngoài ra còn có một số tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 cũng đến từ Trung Quốc là JF-17 và số này tuy nhỏ nhưng đang gia tăng.
Tuy nhiên, chương trình hiện đại hóa của không quân Myanmar, có vẻ tập trung vào các máy bay tiêm kích hạng nặng hiện đại khi họ đặt hàng 6 tiêm kích Su-30 SM trong năm 2018 và được nói là sẽ đặt hàng thêm.
Mặc dù Su-30 là tiêm kích thế hệ 4+, có thể nó không đủ khả năng đối đầu với những mối đe dọa đến từ láng giềng khi các nước này cũng đang hiện đại hóa không quân, nhất là sự thiếu hụt về số lượng mà Không quân Myanmar đang phải đối mặt.
Trong khi đó, máy bay Su-57, được rộng rãi công nhận là tiêm kích tốt nhất cho nhiệm vụ không chiến, có thể với một số ít nhưng đem lại hiệu quả răn đe đáng kể cho phi đội của Myanmar.
Đặc biệt, nhờ tầm hoạt động lớn, có thể mang các vũ khí hiện đại nhất như tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 đến tên lửa không đối không R-37M có tốc độ Mach 6, tiêm kích Su-57 sẽ mang lại cho các lực lượng quân sự Myanmar tầm tác chiến rất lớn.
Chỉ dấu cho thấy Myanmar quan tâm đến năng lực tấn công tầm xa thể hiện từ mối quan tâm, mong muốn có được công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên từ phía Myanmar.