Hé lộ lý do F-35 phải quay đầu khi “chạm mặt” Su-57 trên bầu trời Syria

Đức Trí |

Một số nguồn tin của Nga cho rằng trong cuộc thử nghiệm lần 2 tại Syria vừa qua F-35 đã “chạm mặt” Su-57 và nhanh chóng phải “quay đầu”, nguyên nhân của vấn đề này đến nay mới được hé lộ, nó không nằm ở tính năng của Su-57 hay F-35.

Gần đây, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu.

Một mặt là do các quan chức Nga tuyên bố rằng Su-57 đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ hai ở Syria, mặt khác do Su-57 vừa bị rơi trong cuộc thử nghiệm cuối năm 2019 trên chính lãnh thổ Nga.

Mặc dù vụ rơi máy bay này sẽ mang đến một số tác động tiêu cực cho ngành công nghiệp vũ khí của Nga nhưng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Việc một máy bay chiến đấu mới gặp sự cố trong quá trình thử nghiệm là điều bình thường, F-35 của Mỹ cũng đã rơi 2 lần, ngay cả F-22 được cho là máy bay ổn định nhất thế giới cũng từng bị rơi.

Hé lộ lý do F-35 phải quay đầu khi “chạm mặt” Su-57 trên bầu trời Syria - Ảnh 1.

Thông tin Su-57 và F-35 "chạm mặt" nhau chưa được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, nhưng vẫn thu hút sự chú ý của dư luận. Nguồn: Sohu.

Do vậy, điều đáng nói ở đây đó là cuộc thử nghiệm lần 2 của Su-57 ở Syria vào tháng 12 vừa qua, tạp chí quân sự Nga mới đây đã xuất bản tài liệu nói rằng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga đã "chạm mặt" chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II của Mỹ bầu trời Syria trong cuộc thử nghiệm lần này.

Đặc biệt, F-35 hoàn toàn không có cơ hội chiến thắng và đã phải nhanh chóng “quay đầu”.

Mặc dù thông tin này chưa được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, nhưng vẫn thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, sở dĩ F-35 phải “quay đầu” là do radar của Su-57 mạnh hơn và phạm vi phát hiện của nó vượt quá cự ly hoạt động của loại lắp cho F-35.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu F-35 có thể bay ở góc tấn 50 độ, nhưng nó không thể thực hiện một lượt chiến đấu hiệu quả, trong khi đó, Su-57 có khả năng cơ động tuyệt vời, đảm bảo cho nó chiếm giữ lợi thế trong chiến đấu tầm gần.

Trên đây chỉ là đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, sự thật trong cuộc thử nghiệm này hiện mới được tiết lộ. Sohu dẫn lời quan chức cấp cao giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong cuộc thử nghiệm lần 2 ở Syria, có 9 máy bay “khủng” đi theo để bảo vệ sự an toàn của Su-57, bao gồm 4 máy bay “vệ sĩ” Su-35S, 4 máy bay tấn công Su-25 và 1 máy bay cảnh báo sớm Tu-15MPS. Với một lực lượng hùng hậu như vậy, Su-57 đã không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trên bầu trời Syria. Nếu như thật sự “chạm mặt” F-35 thì dù F-35 được nâng lên thành máy bay chiến đấu thế hệ 6 cũng phải “quay đầu”.

Hé lộ lý do F-35 phải quay đầu khi “chạm mặt” Su-57 trên bầu trời Syria - Ảnh 3.

Với đội ngũ hộ vệ "khủng" thì dù F-35 có là máy bay thế hệ thứ 6 cũng phải "quay đầu" khi "chạm mặt" Su-57. Nguồn: Sohu.

Ngoài ra nguồn tin còn cho biết, Su-57 được trang bị radar N036 mới được mệnh danh “người hộ vệ”, cho phép phi công kiểm soát hoàn toàn tình hình trên không trong phạm vi 300 - 400 km.

Trong cuộc thử nghiệm lần 2 tại Syria, việc đánh giá tính năng của radar N036 chỉ là phụ, vì radar này đã được Nga kiểm nghiệm nhiều lần trên lãnh thổ của mình.

Mục đích chính của Su-57 đó là thu hút các máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel đến “thách thức” để kiểm nghiệm khả năng thực chiến.

Trên thực tế, thực hành là tiêu chí duy nhất để kiểm tra khả năng, và thực chiến là cách tốt nhất để kiểm tra hiệu suất vũ khí.

Mặc dù chiến trường Syria tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với các hoạt động thử nghiệm vũ khí mới, nhưng đối với cuộc thử nghiệm lần 2 của Su-57, ngoài 9 máy bay bảo vệ thì Su-57 hoạt động hoàn toàn trong phạm vi kiểm soát của hệ thống phòng không S-400 và hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga ở Syria, do vậy, có thể nói Su-57 thử nghiệm trong hoàn cảnh tuyệt đối an toàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại