Ảnh: Roscosmos
Đây là nhận định của các nhà khoa học người Anh, được đăng tải trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Mặt Trăng được tạo thành từ những mảnh vụn phát sinh sau khi hành tinh của chúng ta va chạm với Theia.
Các chuyên gia khoa học nhấn mạnh rằng kết quả nghiên cứu của họ không phải là bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc Mặt Trăng, nhưng thể hiện giai đoạn đầy hứa hẹn trong việc tìm hiểu những con đường hình thành vệ tinh của Trái đất.
Được biết, Theia là một hành tinh giả định, hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, giống như những hành tinh khác trong hệ Mặt trời, kích thước có thể tương đương với sao Hỏa. Hành tinh giả định được đặt theo tên của Theia - một trong những chị em Titanid trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, là mẹ của Helios, Eos và Selena (nữ thần Mặt trăng).
Trước đó, theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học Mỹ thông báo rằng họ đã có thể định tính chính xác phân tử nước trên bề mặt Mặt Trăng. Những dữ liệu mới thu được từ quang phổ kế của đài quan sát thiên văn hồng ngoại SOFIA lắp đặt trên máy bay đang bay ở tầng bình lưu cho thấy sự hiện diện rõ ràng dấu hiệu quang phổ của H2O, vốn không đặc trưng cho các hợp chất hydroxyl khác.
Các nhà khoa học từ dự án SOFIA phát hiện ra rằng nước hiện diện ở các vĩ độ cao phía nam với lượng dao động từ 100 đến 400 ppm.
Ngoài các khu vực bóng mờ lớn, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều “bẫy lạnh” nhỏ, đa số nằm trong các vùng mạch cực. Dựa trên cơ sở các dữ liệu thu được từ bộ máy quỹ đạo do thám Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA, các nhà nghiên cứu ước tính rằng tổng cộng có thể có tới 40 nghìn km2 bề mặt Mặt Trăng bao phủ bằng nước đóng băng.