Theo ghi nhận, IAF đã gây thiệt hại đáng kể cho hệ thống phòng không và các cơ sở liên quan đến sản xuất tên lửa đạn đạo của Iran.
Theo Đô đốc Tony Radakin - Tham mưu trưởng Quân đội Anh, chiến dịch này là một ví dụ về "lợi thế vượt trội của các phương pháp chiến tranh hiện đại". Tuyên bố trên được đưa ra trong bài phát biểu của ông tại Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst.
Là một phần của chiến dịch, các máy bay chiến đấu F-35 của Israel, hoạt động theo 3 đợt, đã phá hủy các cơ sở phòng không quan trọng của Iran, bao gồm cả hệ thống S-300 do Nga sản xuất.
Đợt tấn công đầu tiên đã phá hủy hầu hết tổ hợp phòng không của Iran và những đợt oanh tạc tiếp theo nhằm vào các cơ sở liên quan đến chương trình hạt nhân cũng như sản xuất tên lửa đạn đạo. Tổng cộng có 20 - 23 vật thể nằm ở nhiều khu vực khác nhau của Iran đã bị tấn công.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết trong một bài phát biểu gần đây rằng hoạt động này đã làm mất năng lực sản xuất của Iran trong một năm, đồng thời nói thêm rằng chiến dịch cũng ảnh hưởng đến "một phần nhất định trong chương trình hạt nhân của Iran".
Ông Netanyahu sau đó nhấn mạnh mục tiêu chính của Israel vẫn là ngăn chặn Iran tạo ra vũ khí hạt nhân.
Theo truyền thông phương Tây, chiến dịch này được thực hiện với sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu. Israel cố tình tránh xác nhận rằng họ đã đi vào không phận Iran, để lại câu hỏi về chi tiết của sứ mệnh.
Tuy nhiên nguồn tin quân sự Israel nhấn mạnh rằng F-35 đã chứng tỏ được khả năng độc đáo, bao gồm cả việc bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 100 dặm.
Việc sử dụng tiêm kích thế hệ thứ năm của Mỹ là phản ứng trước những lời chỉ trích từ doanh nhân Elon Musk, khi tỷ phú công nghệ Mỹ gọi máy bay có người lái là lỗi thời và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chúng.
Đô đốc Radakin đã bình luận về sự thành công của chiến dịch, nhấn mạnh rằng kết quả chứng minh sức mạnh của công nghệ, được hỗ trợ bởi trí thông minh vượt trội và đào tạo phi công.
Ngược lại, 6 tuần sau vụ tấn công, Iran vẫn chưa công bố báo cáo chi tiết về hậu quả. Tuy nhiên chính quyền Tehran đã tuyên bố sẵn sàng trả đũa, cho thấy căng thẳng chiến lược trong khu vực. Nhưng việc hoãn tấn công cho thấy Iran sợ mạo hiểm, vì một cuộc tấn công tiếp theo của Israel sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho Tehran.
Israel tiếp tục củng cố đội bay của mình bằng cách tăng số lượng F-35. Trong những năm gần đây, phi công Israel đã tích cực huấn luyện cho các hoạt động ở Iran, sử dụng không phận của đồng minh, IAF cũng xác nhận sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo do chính phủ đặt ra.
Hoạt động này được thực hiện vào ngày 5 tháng 11, nêu bật thực tế đang thay đổi của chiến tranh hiện đại, trong đó công nghệ cao đóng vai trò then chốt.
Tiêm kích F-35 đã thể hiện sự đáng sợ khi nằm trong tay Không quân Israel.